Phật chỉ chân tâm lần thứ sáu

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 50 - 51)

-Ông đã hiểu rõ bốn nghĩa này rồi, ông nên hiểu thêm lên một từng nữa : Khi Chân tâm đã khởi ra cái “thấy” (các cảm giác), thì cái “thấy” không phải là “chân tâm”; cái “thấy” còn cách biệt với chân tâm (vì còn một lớp mê) cái “thấy” không thể bì kịp với “chân tâm”. (Đoạn này Phật mới chỉ chính cái Chân tâm).

Chú Giải.

Mƣợn danh từ triết học nói cho dễ hiểu : Khi bản thể (tâm) khởi ra hiện tƣợng (các cảm giác), thì hiện tƣợng không phải là bản thể, hiện tƣợng còn cách biệt với bản thể, hiện tƣợng không thể bì kịp bản thể. Cũng nhƣ khi nƣớc đã biến thành sóng, thì sóng không phải hoàn toàn là nƣớc, sóng còn sai biệt với nƣớc ( vì bị gió xao động) sóng không thể bì kịp với nƣớc.

Đành rằng “tâm” cùng với “cái thấy” v. v . không hai, nhƣng vì mê nên tâm biến thành ra cảm giác thấy nghe hay biết. Lúc bấy giờ cái thấy nghe hay biết, không phải là chân tâm. Ngộ rồi thì cái thấy nghe hay biết mới phải là chân tâm. Xong khi chƣa ngộ thì không thể nói cái thấy, nghe v . v . các cảm giác là chân tâm đƣợc.

Cũng nhƣ nƣớc với sóng không khác, nhƣng vì gió động nên nƣớc biến thành sóng; lúc bấy giờ sóng không phải là nƣớc, nƣớc cách biệt với sóng. Đến khi hết gió xao động, thì sóng đó trở lại thành nƣớc. Nhƣng khi còn động thỉ không thể nói sóng là nƣớc.

-Như thế thời, ông làm sao lại nói là “nhân duyên, tự nhiên, hòa hợp và phi hòa hợp được. Các ông là hàng Thanh Văn, trí thực hẹp hòi, không thông hiểu được thật tướng (Chân tâm). Ta đã chỉ dạy nhiều lần rồi, vậy các ông nên khôn khéo suy nghĩ và cố gắng tăng tiến tu hành, chớ nên giãi đãi trên con đường Bồ Đề.

BÀI THỨ SÁU

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 50 - 51)