Đất từ chân tâm biến hiện

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 56 - 58)

-A Nan, ông xem đất kia, lớn là quả địa cầu, còn nhỏ là hạt bụi (vi trần). Chẻ hạt bụi rất nhỏ (cực vi) ra làm bẩy phần, thì thành hạt bụi lân hư (gần với hư không). Cái giáp ranh của sắc tướng tột đến chừng đó. Nếu chẻ hạt bụi nhỏ nhất này (lân hư) ra một lần nữa, thì thành hư không. Thế thì rõ ràng hư không do chẻ bụi mà có, không phải do hòa hợp sanh.

Này A Nan, như lời ông nói “Do hòa hợp sanh ra các vật trong thế gian”. Vậy ông thử xem một hạt bụi nhỏ nhất này (lân hư), phải dùng bao nhiêu hư không hòa hợp lại mới thành ra nó ? không lẽ hạt bụi nhỏ nhất này, hòa hợp lại thành ra hạt bụi nhỏ nhất.

Chú Giải.

Nếu nói “các vật do hòa hợp thành” thì hạt bụi nhỏ nhất này cũng phải do hòa hợp mà thành.

Vậy thời lấy cái gì hòa hợp thành hạt bụi này. Nếu nói “lấy hƣ không hòa hợp lại thành” thì phi lý. Còn không lấy hƣ không thì lấy cái gì hòa hợp thành ra nó ? (Vì chấp các pháp do hòa hợp mà sanh ). Nếu nói lấy “sắc tƣớng hòa hợp” thì thành ra một vật lớn, chớ không phải là thành hạt bụi nhỏ nhất (lân hƣ) nữa.

-Lại nữa, nếu chẻ hạt bụi nhỏ nhất (lân hư) ra thành hư không, thì rõ ràng hư không không phải do hòa hợp thành. Nều nói do hòa hợp thành, thì phải dùng bao nhiêu sắc tướng hòa hợp lại mới thành hư không ? Không lẽ hư không tự hòa hợp thành ra hư không ?

Chú Giải.

Vì chấp “các pháp do hòa hợp mà có “ thì hƣ không cũng phải do hòa hợp mà có. Vậy hƣ không lấy cái gì hòa hợp mà thành ? không lẽ lấy hƣ không hòa hợp lại thành hƣ không. Đoạn trên Phật chỉ hạt bụi, đoạn này Phật chỉ hƣ không, đều phi hòa hợp cả.

-Vậy nên biết : khi sắc hòa hợp thì không phải hư không, khi hư không hòa hợp thì không phải sắc. Cái sắc còn có thể chia chẻ ra được, chớ hư không làm sao mà hòa hợp được ?

Chú Giải.

Đại ý đoạn này, Phật nói các pháp hƣ vọng nhƣ huyễn, nhƣ hóa, phi hòa, phi hợp, do chúng sanh mê vọng mà thấy in tuồng nhƣ thật.

-Các ông không biết : trong chân tâm, tánh (bản thể) của sắc là chân không (tâm); tánh (bản thể) của không là chân sắc (tâm). Nó vốn sẵn thanh tịnh, khắp giáp cả pháp giới; tùy theo tâm của chúng sanh tạo nghiệp và phân biệt như thế nào, thì nó ứng hiện ra như thế nấy. Chúng sanh không biết, chấp là

nhân duyên sanh, hay tự nhiên có v . v . những cái chấp đó, đều do thức tâm phân biệt so đo cả. Phàm có nói năng, phân biệt, thì đều không đúng.

Chú Giải.

Thật ra các vật ở giữa này, không có nhất định vật gì thật là vật gì cả. Tùy theo tâm của chúng sanh tạo nghiệp nhƣ thế nào, thì nó hiện ra nhƣ thế nấy. Đối với chúng sanh đó, nó thật hay đúng với loài đó mà thôi.

Nhƣ chén nƣớc đây, nếu đồng nghiệp loài ngƣời thì thấy thật là nƣớc; còn đối với con vi trùng trong chén nƣớc, thì không phải là nƣớc nữa rồi, mà chính là nhà cửa của nó.

Hay nhƣ cái bàn gỗ này, đối với loài ngƣời thấy nó là cái bàn thật, chớ đối với con mọt thì không thành cái bàn nữa, mà thật là món ăn của chúng. Thêm một tỷ dụ nữa, nhƣ thân này đối với loài ngƣời, thì thấy thật là thân ngƣời, chớ đối với con vi trùng trong thân, thì không thành cái thân nữa, mà thật là một thế giới bao la vô tận của nó.

Vậy thì thật thấy nƣớc hay thật chỗ ở, thật cái bàn gỗ hay thật món ăn, thấy thân ngƣời hay bầu thế giới, đều tùy theo tâm niệm phân biệt, nhận định riêng của mỗi loài nhƣ thế nào, thì nó thành ra thế nấy. Nên trong kinh nói “Tùy tâm biến hiện”.

Chúng ta thƣờng thấy : Khi nào tâm niệm vui vẻ, thì thấy cảnh vật chung quanh đều vui, cho đến ngủ chiêm bao cũng thấy cảnh vui hiện ra. Mỗi mỗi đều do tâm mình biến hiện ra cả, nên có câu :

Cảnh nào cảnh chẳng reo sầu

Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ ! ---o0o---

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)