Do thiệt căn chứn gA La Hán

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 101 - 102)

III. 25 vị thánh đều thuật lại pháp tu hành của mình được chứng đạo quả

09. Do thiệt căn chứn gA La Hán

Ông Kiều Phạm Bác Đề, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ chân Phật mà bạch rằng :

-Con bị khẩu nghiệp nặng nề; trong kiếp quá khứ đã chê bai vị Sa môn, nên đời đời mắc bịnh, miệng thường nhơi như trâu. Đức Như Lai dạy cho pháp môn Nhất vị thanh tịnh tâm địa; con nhân đó mà tâm được tịch diệt vào tam ma địa, quán sát cái tánh biết vị không phải thân, cũng không phải vật; liền trong miệng ấy, vượt bỏ các lậu thế gian, bề trong giải thoát thân tâm, bề ngoài không dính mắc thế giới, xa lìa ba cõi như chim ra khỏi lồng, tiêu hết các món trần cấu, nên đặng con mắt pháp thanh tịnh, thành A La Hán. Đức Như Lai ấn chứng cho con thành vô học đạo. Nay Phật hỏi viên thông, thì như chỗ sở chứng của con, xoay về quán sát tánh biết vị ấy là thứ nhất.

Chú Giải.

Ông Kiều Phạm Bác Đề (Tầu dịch là Ngưu Từ) nhân tu thiệt căn mà chứng nhập Viên thông. Trong một kiếp quá khứ, ông từng buông lời chê bai vị lão Tăng, nên nhiều đời mắc lấy cái tật miệng thường nhơi suông như trâu. Phật thuyết pháp lúc nào cũng tuỳ căn cơ, tùy tập quán chúng sanh cả; nên Ngài đã tuỳ tập quán của ông, mà dạy cho các pháp môn nhất vị thanh tịnh tâm địa; nghĩa là quán cái tánh biết vị khắp hiện nơi thiệt căn, vốn thường thanh tịnh, không phải đối đãi giả dối, không thay đổi theo mặn, đắng, ngọt, cay, nên gọi là Nhất vị. Đã vậy, thì cái tánh biết vị ấy không phải là thiệt căn và không phải là vị trần; vì chẳng phải trần nên chẳng phải vô tri, mà chẳng phải căn nên không giả dối; vì vậy, các món dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu,

trong thế gian không thể ô nhiễm buộc ràng; tuy ở trong ba cõi, mà vốn xa lìa ba cõi, như chim ra khỏi lồng, thông dụng tự tại, thấy biết rộng xa. Ấy gọi là Pháp nhãn thanh tịnh thành A La Hán, không còn thọ sanh trong vòng luân hồi sanh tử.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dai-Cuong-Kinh-Lang-Nghiem-HT-Thien-Hoa-Giang (Trang 101 - 102)