Về đối thủ cạnhtranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 83 - 85)

III Phân theo tính chất lao

2.2.3.2. Về đối thủ cạnhtranh

Lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực rất năng động, ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia. Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty xây dựng Hà Nội được phân thành hai nhóm là: các doanh nghiệp xây dựng trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.

Đối thủ cạnh tranh trong nước: Đối thủ cạnh tranh của Hancorp trong nước là các công ty hoạt động tronglĩnh vực xây dựng ở Việt Namthuộc Bộ Xây dựng hoặc Bộ Giao thôngvận tải…Vì Hancorp tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng nên sau đây tác giả sẽ so sánh với 2 Tổng công ty cũng thuộc Bộ Xây dựng về quy mô nguồn vốn và nguồn nhân lực là:Tổng công ty LICOGI - CTCP vàTổng công tyxây dựng số 1 - CTCP (CC1).

Bảng 2.17.So sánh quy mô nguồn vốn của Tổng công ty xây dựng Hà Nội với đối thủ cạnh tranh trong nước năm 2019

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Tổng công ty 0,5 đến <1 1 đến <5 Tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước (%) HANCORP 1.410 98,83 LICOGI 900 40,71 CC1 1.100 40,0

Nguồn: Báo cáo tổng hợp số liệu nguồn vốn của Bộ Xây dựng năm 2019

Số liệu thể hiện ở Bảng 2.17cho thấy Hancorp có nguồn vốn hoạt động ở mức từ 1-5 nghìn tỷ đồngcao hơn LICOGI và CC1.Mặc dù đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ sở hữu vốn của nhà nước vẫn chiếm đại đa số tận 98,83%, chính điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Hancorp so với các đối thủ đã cổ phần hóa với mức sở hữu vốn của nhà nước thấp hơn CC1 (40%), LICOGI (40,71%).

Bảng 2.18. So sánh quy mô nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựng Hà Nội với đối thủ cạnh tranh trong nước năm 2019

Đơn vị: Người

Tổng công ty 300 ÷ 499 500 ÷ 999 1000 ÷ 4999 > 5000

HANCORP 4.661

LICOGI 331

CC1 636

Số liệu thể hiện ở Bảng 2.18 cho thấy HANCORP có số nhân lực vượt trội là 4.661 người gấp trung bình 10 lần so với Licogi (331 người) và CC1 (636 người).Đây là một lợi thế lớn cho Hancorp nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường xây dựng. Tuy nhiên nếu kết hợp so sánh cả quy mô nguồn vốn và nguồn nhân lực thì Hancorp được đánh giá là doanh nghiệp không lớn với quy mô vốn trung bình nhưng số lượng lao động lại quá lớndẫn tới áp lực cho lãnh đạo của Tổng công ty trong việc bố trí phân công công việc khi lao động bị dư thừa quá nhiều. Điều này lại giảm sức cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường xây dựng.

Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Từ khi gia nhập tổ chức WTO năm 2006 và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đã có rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài thực hiện xây dựng các công trình lớn của Việt Nam. Với tiềm lực về tài chính, trình độ kỹ thuật và quản lý cao, những doanh nghiệp nước ngoài thực sự là đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nói chung và Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng.Các công ty nước ngoài là những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, họ thường có ý định thâm nhập thị trường bằng cách đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc họ có xu hướng hợp tác với các đối tác Việt Nam.Đề nghị hợp tác thường được phía Việt Nam chấp nhận vì họ có ưu thế về tài chínhvà công nghệ hiện đại.Từ đó, họ tiến tới thành lập các công ty liên doanh xây dựng tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp xây dựng nước ngoài điển hình như: Công ty Vinacad, công ty Nihon Sekkei, công ty Nikken Sekkei Civil Engineering, công ty Rinkai Nissan Construction, công ty tư vấn công trình Châu Á – Thái Bình Dương, công ty Nippon Koei, công ty Akiko Việt Nam, công ty Fukken & Minami Consultant….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 83 - 85)