Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 90 - 91)

III Phân theo tính chất lao

2.3.3.Nguyên nhân của hạn chế

Về giá sản phẩm xây dựng: nhiều dự án mà Tổng công ty không trúng thầu là do giá bỏ thầu của Hancorp cao hơn một số đối thủ cạnh tranh khác là các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có vốn lớn, năng động, sáng tạo hơn. Các doanh nghiệp này có thể sẵn sàng chấp nhận hoà vốn, thậm chí lỗ, giảm lương công nhân, không tính khấu hao máy móc thiết bị trong giá dự thầu; những điều này Hancorp cũng như các doanh nghiệp xây dựng trong nước không thể thực hiện được.

Về tài chính: năng tự chủ về tài chính của Tổng công ty còn thấp, Tổng công ty chưa tận dụng được các mối quan hệ, cũng như chưa tận dụng được các nguồn vốn từ bên ngoàivàchưa có sự linh hoạt trong nâng cao năng lực tài chính. Nguyên nhân là do vốn tự có của Tổng công ty chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn của Tổng công ty và hầu như các dự án xây dựng của Tổng công ty chủ yếu được huy động từ vốn tự có. Đây là một nghịch lý hoàn toàn khác với các doanh nghiệp khi vốn tự có

của họ chiếm tỷ trọng rất ít mà chủ yếu là họ tận dụng vốn huy động từ bên ngoài (ngân hàng, nhà cung cấp, đối tác liên doanh liên kết, khách hàng…).

Về máy móc thiết bị và công nghệ: công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng mặc dù có năng lực khá lớn song còn nhiều máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, sử dụng không hiệu quả. Đã vậy, việc đầu tư mua sắm mới còn gặp nhiều khó khăn về vốn bởi vì bản thân Hancorp tiền thân là một đơn vị nhà nước mới được cổ phần hóa nên năng tự chủ về tài chính của Tổng công ty còn thấp, Tổng công ty chưa linh hoạt trong việc huy động vốn lưu động để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại.

Về nguồn nhân lực: số thợ tay nghề bậc cao lâu năm của Tổng công ty giảm dần do bỏ ra ngoài làm. Còn các mức độ nhanh nhạy trong công việc của cán bộ trẻ tuy nhanh nhẹn, thích nghi nhanh với công việc song lại thiếu kinh nghiệm thực tế, làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác xây dựng. Việc lập dự toán công trình mới chỉ tính tới các yếu tố bên trong mà chưa gắn chặt với tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, công tác khảo sát công trình, giá cả đưa ra đôi khi chưa sát thực tế. Điều này là do xác định khối lượng xây dựng (tính thừa khối lượng công tác từ thiết kế) áp dụng không đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá xây dựng cơ bản hoặc từng khoản mục chi phí trong đơn giá. Hơn nữa, việc tuyển dụng lao động thời vụ nhiều lúc chỉ mang tính hình thức nên ảnh hưởng tới chất lượng một số công trình xây dựng. Việc chấp hành quy định an toàn lao động trong thi công chưa được thực thi một cách nghiêm túc và tự nguyện.

Về hoạt động marketing: do số lượng cán bộ marketing phòng Kinh tế thị trường còn mỏng và năng lực có hạn chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các cán bộ kỹ thuật, chủ công trình, các đơn vị trong quá trình tiếp thị, lập dự toán, chọn phương án tối ưu.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC XÂY LẮP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 90 - 91)