1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến nănglực cạnhtranh tronglĩnh vực xây lắp của doanh nghiệpxây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 45 - 46)

1.2.5.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô (môi trường ngành)

Khách hàng:

Thị trường hay nói chính xác là khách hàng là nơi bắt đầu và cũng là nơi kết thúc quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp đưa ra các quyết định sản xuất và khi quá trình sản xuất kết thúc, sản phẩm của doanh nghiệp lại được đưa ra thị trường để đáp ứng các nhu cầu đó. Số lượng khách hàng quyết định quy mô thị trường hàng hoá của doanh nghiệp.Nếu quymô thị trường lớn, doanh nghiệp có thể tăng đầu tư sản xuất sản phẩm, chiếm lĩnh thịtrường và tăng sản lượng bán ra.

Khách hàng của các doanh nghiệp xây dựng là các chủ đầu tư vì doanh nghiệpxây dựng là chủ thể nhận thầu các dự án, các công trình xây dựng. Cũng giống như các khách hàng (người mua) nói chung, chủ đầu tư đều có xu hướng muốn tối hóa lợi ích của mình với chi phí thấp nhất nên họ luôn tìm mọi cách gây áp lực để doanh nghiệp xây dựng giảm giá thành dự án, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn. Việc xem xét lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu là một quyết định rất quan trọng đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp.Không chỉ đơn giản là đáp ứng tốt mọi nhu cầu khi khách hàng (chủ đầu tư) cần, mà doanh nghiệp xây dựng cũng cần thiết lập được mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhất là xây dựng quan hệ bạn hàng tin cậy với những khách hàng lớn, có quan hệ hợp tác lâu dài với doanh nghiệp một cách ổn định.

Đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp.Số lượng, năng lực và uy tín của doanh nghiệp tham giadự thầu sẽ phản ánh mức độ quyết liệt của quá trình cạnh tranh đấu thầu.Muốn thắngthầu, doanh nghiệp xây dựng tham gia dự thầu phải thể hiện sự vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh.Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh có tác động rất lớn đến việc quyết định giá bỏ thầu, đề xuất các giải pháp thi công của nhà thầu. Khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

- Khả năng thi công, dự báo tiến độ thực hiện dự án, công nghệ mà đối thủ sẽ sử dụng trong quá trình thi công dự án xây dựng;

- Mức giá thấp nhất, cao nhất mà đối thủ có thể bỏ thầu.

Nhà cung cấp:

Nhà cung cấp có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.Trong quá trình thực hiện dự án, doanh nghiệp xây dựng thường phải mua nhiều vật tư, thiết bị, nhân lực để tổ chức thi công công trình.Giá cả của các loại nguyên vật liệu, vật tư này thường có nhiều thay đổi dưới sự tác động của quy luật cung cầu, chính sách của các nhà cung cấp.Giữa các nhà cung cấp và doanh nghiệp xây dựng thường có sự hợp tác, thương lượng với nhau về giá cả, chất lượng và thời hạn giao hàng phương thức thanh toán trên cơ sở quan hệ bình đẳng và tôn trọng quy luật cung cầu. Tuy nhiên, trước sự biến động của thị trường đầu vào, với ưu thế của mình, những nhà cung cấp nguyên vật liệu, vật tư thường tạo ra nhiều áp lực đối với các doanh nghiệp xây dựng nhằm thu được lợi nhuận cao. Các áp lực đócó thể là tăng giá bán, kéo dài thời hạn giao hàng, thay đổi chủng loại, số lượng hoặc liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tạo ra sự khan hiếm giả tạo của nguyên vật liệu.Đây là những nhân tố có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Muốn tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm bớt sự phù thuộc vào sự biến động của thị trường đầu vào từ các nhà cung ứng, đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải có chiến lược xác định bạn hàng dài hạn, giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và làm tốt công tác dự báo thị trường, nhằm tạo ra sự đa dạng và chủ động. Còn đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, ngoài việc xác lập mối quan hệ tốt, doanh nghiệp xây dựng còn phải thể hiện được sự minh bạch, tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn của mình, xác lập mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng để huy động được nguồn vốn lớn, đủ sức tham gia đấu thầu các dự án lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 45 - 46)