Vềnăng lực marketing

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 103 - 107)

III Phân theo tính chất lao

3.2.2.4.Vềnăng lực marketing

TẠITỔNG CÔNG TYXÂY DỰNG HÀ NỘ

3.2.2.4.Vềnăng lực marketing

Năng lực marketing là một trong những năng lực quan trọng tạo nên lợi thếcạnh tranh của DN xây dựng trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Vì thế, các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Tổng công ty xây dựng Hà Nội nói riêng cần nâng caonăng lực Marketing thông qua các biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường thu thập thông tin liên quan đến các dự án và gói thầu. Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một trong những lĩnh vực kinh doanh tương đối đặcthù, việc tìm kiếm các dự án, gói thầu cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển, quyhoạch các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông... Theo quyđịnh của pháp luật, trước khi triển khai dự án chủ đầu tư cần phải thông báo rộngrãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu của dự án, những hạngmục của dự án sẽ thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này thường rất ngắn,vì vậy ảnh hưởng đến việc hoạch định các giải pháp tham gia đấu thầu và chuẩn bị hồsơ dự thầu. Do đó, để tăng cường năng lực cạnh tranh, Tổng công ty cần phải tổchức lại công tác thông tin, nghiên cứu thị trường theo hướng:

- Về cơ cấu tổ chức: Thành lập bộ phận thông tin, nghiên cứu thị trường trực thuộc phòng Kinh tế thị trường với đội ngũ nhân lực khoảng 3 đến 5 người, am hiểu chuyên môn, quan hệ rộng;

- Về chức năng, nhiệm vụ: Bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các dự án đấu thầu; nghiên cứu về các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, công ty...; nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh; thu thập thông tin về giá cả nguyên vật liệu, vị trí địa lý, điều kiện thi công các dự án...

Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Để tăng cường các hoạt động nhằm khuếch trương thanh thế và uy tín của Hancorp, tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tư. Tổng công ty cần phải thường xuyên tiến hành quảng cáo, giới thiệu khả năng tham gia các dự án và những thành tựu của mình trên các phương tiện thông

tin đại chúng, tham gia hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm mở rộng quan hệ với các bạn hàng, xây dựng website của Tổng công ty để quảng bá đơn vị và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn hàng.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin về thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại, Tổng công ty cần xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn. Để chiếnlược này phát huy tính khả thi trong thực tế, Tổng công ty cần xác định đúng đắn nhu cầu dựthầu và các nguồn lực: lao động, máy móc, kỹ thuật, tài chính...

KẾT LUẬN

Cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập, đã có nhiều khung lý thuyết, nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn đa dạng về vấn đề này. Điều đó cho thấy nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn luôn là vấn đề thời sự thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định và điều hành chính sách cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp.Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:

Hệ thống hóa những lý luận về doanh nghiệp xây dựng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.Luận văn đã đưa ra quan điểm riêng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.Đặc biệt, luận văn đã nêu ra được những yếu tố tố cấu thành và yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Những nội dung này sẽ tạo cơ sở luận cho những phân tích đánh giá thực trạng ở Chương 2 cũng như các giải pháp đề cập trong Chương 3.

Luận văn đã phân tích và đánh giá được thực trạng về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2017-

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực xây lắp đã nêu ở chương 1. Từ đó rút ra những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhtrong lĩnh vực xây lắp cho Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót.Tác giả rất mong những ý kiến góp ý, chỉnh sửa để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau.

1. Ambastha and Momaya (2004), Competitiveness of Firms: Review of Theory, Frameworks and Models.

2. Bộ Xây dựng (2019), Báo cáo tổng hợp số liệu nguồn vốn của Bộ Xây dựng năm 2019.

3. Đỗ Văn Hằng (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần công trình giao thông Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Hàng Hải Việt Nam.

4. Hồ Trung Thành (2012),Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các doanh nghiệp ngành Công Thương, Đề tài NCKH cấpBộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN.

5. Lê Anh Cường (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô - Bộ Quốc phòng, luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Lê Hồng Dương (2010), Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Tổng công ty đầu tư xây dựng Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam (VIWASEEN ), Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Thị Hằng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Lương Vũ Hiệu (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

9. Michael E. Porter (1979), “How Competitive Forces shape strategy”,Harvard Buiness Review.

10. Michael E. Porter (1980, 1998), Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitions, The Free Press, New York.

11. Michael Poter (1990), The Competitive Advantage of Nation, The Free Press,New York.

12. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí khoa học thương mại, số 4, 5 Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Hùng (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc

15. Nguyễn Thành Long (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN du lịch Bến Tre, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

16. Phạm Quang Trung (2008), Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17. Phạm Viết Thắng (2020), Năng lực cạnh tranh tư vấn thiết kế công trình giao thông tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Sơn La, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

18. Phan Thanh Huyền (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong xây dựng công trình dân dụng của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hải Thạch, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

19. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH ngày 18/06/2014.

21. Tổng công ty xây dựng Hà Nội (2017, 2018, 2019), Báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019.

22. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2015), Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả điều tra từ các năm 2010-2014,NXB Chính trị quốc gia.

23. Vũ Trọng Lâm (2008), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 103 - 107)