Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực…điều này chỉ khác nhau ở mục tiêu được đặt ra theo quy mô doanh nghiệp hay quốc gia mà thôi.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
TheoPorter(1985,1998) thì “Cạnhtranhlàgiànhlấythịphần, là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bìnhmà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi”.
Theo Hoàng Thị Thanh Hằng (2013) “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế theo nhiều phương thức khác nhau trong một thị trường nhất định nhằm kiểm soát được các điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn để có thể thu được lợi nhuận tối đa”.
Từ những khái niệm về cạnh tranh nói chung, có thể hiểu:Cạnh tranh của doanh nghiệpxây dựng là sự ganh đua giữa các doanh nghiệptrong cùng ngành xây dựng về sản phẩm dịch vụ xây dựng cung ứng để tồn tại và phát triển, mở rộng thêm thị phần, nâng cao uy tín và lợi thế của doanh nghiệpxây dựng trên thương trường nhằm mục tiêu gia tăng thêm nhiều lợi nhuận.
1.1.2.2. Các loại hình cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế thị trường
Có nhiều tiêu thức được sử dụng làm căn cứ để phân loại cạnh tranh. Trong đó phổ biến thường dựa vào chủ thể tham gia thị trường, mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường và phạm vingành.
* Căn cứ vào hình thái và tính chất của cạnh tranh trên thị trường:
Cạnh tranh hoàn hảo: Là loại hình cạnh tranh có vô số doanh nghiệpxây dựng phục vụ, khách hàng độc lập với nhau, sản phẩm dịch vụ đồng nhất, thông tin đầy đủ và không có rào cản quy định. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo,
doanhnghiệp là người chấp nhận giá tức là hoàn toàn không có sức mạnh trên thịtrường, mọi sản phẩm dịch vụ đều có thể bán hết ở mức giá hiện hành trên thị trường.Vì vậy, doanh nghiệp không thể bán được sản phẩm dịch vụ ở mức giácao hơn vì các đối thủ của họ sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ xây dựng cùng loại ở mức giá trên thị trường cho người tiêudùng.
Cạnh tranh không hoàn hảo: Bao gồm cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền tậpđoàn. Cạnh tranh mang tính độc quyền là thị trường trong đó có nhiều doanh nghiệpcung cấp những sản phẩm dịch vụ xây dựng tương tự (thay thế được cho nhau) nhưng được phân biệt khác nhau. Cạnh tranh mang tính độc quyền tập đoàn: Khi đó thị trường chỉ có vài doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm đồng nhất (độc quyền tập đoàn thuần tuý) hoặc phân biệt (độc quyền tập đoàn phân biệt). Đặc điểm của độc quyền tập đoàn là chỉ có ít doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh trực tiếp, các doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ, mỗi doanh nghiệp khi ra quyết định phải cân nhắc cẩn thận xem hành động của mình ảnh hưởng như thế nào tới đối thủ cạnh tranh và sẽ phải ứng xử như thế nào?
*Căn cứ vào phạm vi ngành có 2 loại cạnh tranh:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành xây dựng: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành xây dựng, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại sản phẩm hoặc dịch vụ xây dựng nào đó, trong đó các chủ doanh nghiệp tìm mọi cách để thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường. Biện pháp cạnh tranh của hình thức này chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giá trị cá biệt (giá trị xã hội), thu lợi nhuận siêu ngạch.
Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh của hình thức này là chuyển dịch vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận hơn. Cạnh tranh giữa các ngành sẽ đem lại kết quả là các doanh nghiệp ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn bỏ ra chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả cácngành.