Đánh giá chung về thực trạngnăng lực cạnh tronglĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 86 - 90)

III Phân theo tính chất lao

2.3.Đánh giá chung về thực trạngnăng lực cạnh tronglĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nộ

2.3.1. Ưu điểm

Về sản phẩm xây dựng: Cơ cấu sản phẩm của Tổng công ty khá đa dạng nhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau đi kèm các dịch vụ hỗ trợ (Ngoài 2 sản phẩm chính là thi công xây dựng các công trình và tư vấn thiết kế còn có cả dịch vụ thẩm định dự án, làm dự toán, kiểm định chất lượng, trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản…). Hơn nữa, để giữ thương hiệu Hancorp, trong thời gian qua Tổng công ty luôn luôn đảm bảo đúng hoặc vượt tiến độ công trình, đảm bảo chất lượng cả về mặt kỹ thuật, mỹ thuật và tuổi thọ công trình.

Về giá sản phẩm xây dựng: Tổng công ty luôn phấn đấu tiết kiệm mọi chi phí, nhất là các chi phí trung gian, chi phí gián tiếp, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động và giảm định mức tiêu hao thấp hơn định mức của ngành xây dựng. Đồng thời, Tổng công ty đã có những cải tiến về kỹ thuật hoặc

trình, thi công. Chính điều này đã khiến mức giá bỏ thầu xây dựng của Hancorp đều thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước và đã trúng thầu được nhiều dự án xây dựng lớn ở Việt Nam.

Về năng lực tài chính: việc thực hiện quy chế tài chính được Tổng công ty tiến hành nghiêm túc. Tổng công ty xây dựng Hà Nội duy trì chế độ kiểm tra tài chính thường xuyên.Hancorp đã triển khai việc quyết toán nội bộ xuống các xí nghiệp, các đơn vị trực thuộc đối với các công trình, hạng mục cụ thể.Cơ chế giao việc giữa Tổng công ty với các xí nghiệp, các đơn vị trực thuộc được thực hiện tốt và luôn được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.Công tác huy động vốn luôn đảm bảo đủ vốn để phục vụ hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và hoạt động thi công xây dựng công trình. Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo thu hồi công nợ, nợ tồn đọng lâu ngày, góp phần giảm bớt căng thẳng về vốn, luôn luôn đảm bảo vốn lưu động cho Tổng công ty.

Về máy móc thiết bị và công nghệ: công tác đầu tư máy móc thiết bị thi công đã đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả cao, thể hiện qua việc Tổng công ty đã lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín trên thế giới để cung cấp các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ thi công và quản lý tạo cơ sở vững chắc để thắng thầu các công trình. Ngoài chủ trương chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh như đầu tư nghiên cứu và sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh để bán, bước đầu đã thu được kết quả khả quan, khẳng định đây là chủ trương đúng, thích ứng với nhu cầu trên thị trường xây dựng.Hơn nữa, công tác khoa học kỹ thuật và quản lý chất lượng công trình luôn được lãnh đạo Tổng công ty quan tâm. Nhiều công trình do Tổng công ty thi công đều đạt chất lượng cao và được nhận huy chương vàng chất lượng cao của Bộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam.

Về nguồn nhân lực: với nguồn nhân lực dồi dào, Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã huy động được một đội ngũ kỹ sư, nhà quản lý và lao động giỏi tham gia vào các dự án công trình xây dựng. Cùng với quá trình đó hoạt động tay nghề, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ công nhân của Tổng công ty đang ngày một nâng cao hơn.

Về hoạt động marketing: công tác marketing đã từng bước ổn định và hoạt động đi vào nề nếp phù hợp với cơ chế mới và đáp ứng cơ bản nhu cầu việc làm của Tổng công ty. Bộ phận marketing đã có trách nhiệm cao hơn trong công tác thu thập và tổng hợp thông tin về định hướng đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và các cơ quan, ban ngành; Cùng lãnh đạo công ty xác định các công trình có tính khả thi để xây dựng chiến lược và sách lược trong công tác tiếp thị đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả thắng thầu mà vẫn đảm bảo chi phí với mức tối thiểu. Chính qua thời gian này, Tổng công ty đã xây dựng được một đội ngũ làm công tác marketing có trình độ và nhiệt tình với công việc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra.

Tóm lại, trong những năm qua, Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã có những cố gắng trong việc chủ động tìm kiếm dự án công trình và có nhiều tiến chuyển tốt trong tổ chức, quản lý, mở rộng quan hệ với bên ngoài. Nhờ đó đem lại công ăn việc làm đều đặn cho cán bộ công nhân viên và ngày càng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xây dựng cũng như khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình trong ngành xây dựng.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù, Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã có nhiều cố gắng để đạt được những thành tích nhất định, song cũng vẫn còn một số tồn tại dẫn đến năng lực cạnh tranh chưa cao, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của Tổng công ty.

Về sản phẩm xây dựng: mặc dù trong những năm qua hầu hết các công trình xây dựng mà Tổng công ty nhận thầu đều đảm bảo đúng và vượt tiến độ, tuy nhiên vẫn còn khoảng 12,9% - 21% là bị chậm tiến độ làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty vì bị phạt hợp đồng và phải bố trí nhân lực cũng như tài chính để khắc phục chậm tiến độ sẽ gây thêm tốn kém tổn thất cho Tổng công ty và ảnh hưởng đến tiến độ và khai thác các dự án công trình khác.

Về giá sản phẩm xây dựng: bên cạnh một số dự án mà Hancorp trúng thầu thì cũng còn rất nhiều dự án mà Tổng công ty không trúng thầu nguyên nhân vẫn là do giá bỏ thầu của Hancorp cao hơn một số đối thủ cạnh tranh khác là các doanh nghiệp xây

dựng nước ngoài. Hơn nữa, việc lập dự toán công trình mà Hancorp thực hiện mới chỉ tính tới các yếu tố bên trong mà chưa gắn chặt với tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Công tác khảo sát công trình, giá cả đưa ra đôi khi chưa sát thực tế.

Về tài chính: khả năng tự chủ về tài chính còn thấp, chưa có sự linh hoạt trong nâng cao năng lực tài chính bằng các biện pháp như tăng vòng quay vốn, sử dụng đồng vốn có hiệu quả, tăng cường công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn để phục vụ sản xuất và kinh doanh. Giải quyết các khoản nợ đọng nhằm giảm giá trị vay vốn ngân hàng, đáp ứng đủ nguồn vốn để phục vụ sản xuất, vẫn còn chưa đạt hiệu quả.

Về máy móc thiết bị và công nghệ: hệ thống máy móc thiết bị phục vụ thi công hiện tại của Hancorp nhìn chung chưa đáp ứng được hết các yêu cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại trong việc thi công các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kỹ thuật phức tạp. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài.Hơn nữa, tiến độ thi công một số công trình còn chậm và chưa đúng tiến độ, điều này ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Hancorp.

Về nguồn nhân lực: Bộ máy quản lý các phòng ban của Tổng công ty cũng như các đơn vị không hợp lý mô hình tổ chức cồng kềnh, chất lượng cán bộ phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường chi phí quản lý lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả. Lực lượng cán bộ quản lý, đội, chủ công trình chưa chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, phần lớn trưởng thành theo phương thức đề bạt trong cơ chế bao cấp không được kiểm nghiệm thực tế. Trình độ quản lý chuyên môn không tương xứng với yêu cầu công việc đảm nhận, được mặt này thì mất mặt khác.Cán bộ kỹ thuật thụ động, thiếu ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hụt hẫng, thiếu ý thức phấn đấu học hỏi. Công tác đào tạo cán bộ nhất là cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng thể hiện từ khâu tiếp nhận, phân công công việc, giúp đỡ tạo điều kiện ban đầu, gây tâm lý không an tâm công tác.Lực lượng công nhân lành nghề vừa thiếu vừa yếu và không đồng bộ giữa các ngành nghề, loại thợ bậc thợ nơi cần thì thiếu, nơi có thì thiếu việc làm, có khi thiếu những công nhân lành nghề do họ bỏ ra ngoài làm.

Về hoạt động marketing: Vì maketing là một hoạt động còn rất mới mẻ đối với ngành xây dựng không như các ngành kinh doanh dịch vụ, nên công tác quảng cáo của Tổng công ty chưa được chú trọng. Hình ảnh của Hancorp chỉ được quảng cáo trên tạp chí xây dựng, hình ảnh và uy tín của Hancorp chưa được quảng bá rộng rãi, đây là một bất lợi lớn.Hơn nữa, do những tính chất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng cho nên hoạt động marketing cũng có nhiều điểm khác biệt so với những ngành nghề khác. Vì công trình khi ký hợp đồng với chủ đầu tư doanh nghiệp phải phụ thuộc vào chủ đầu tư: chất lượng, kỹ thuật công trình phải thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư. Do đó khó đưa ra một chính sách marketing cụ thể. Hơn nữa một công trình trúng thầu hay không phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ xã hội giữa doanh nghiệp với chủ đầu tư không nhất thiết là công trình đó có mức giá thấp nhất. Hệ thống thu thập thông tin của Tổng công ty mới chỉ dừng lại ở việc thu thập nhu cầu về tình hình đầu tư của nhà nước, các quy định tiêu chuẩn, định mức, chưa chú trọng nhiều đến việc thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, hoạt động markteting vẫn chỉ do bộ phận chức năng làm mà chưa quán triệt sâu rộng đến toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 86 - 90)