Kết quả hoạt độngcủa Tổngcông tyxây dựngHà Nội giai đoạn 2017-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 55 - 58)

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ củaTổng công tyxây dựngHà Nộ

2.1.4. Kết quả hoạt độngcủa Tổngcông tyxây dựngHà Nội giai đoạn 2017-

2017-2019

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 SL % SL % Tổng giá trị SXKD 3.050 3.264 3.650 214 7,1 386 11,8 Doanh thu thuần 2.361 2.915 3.338 554 23,5 423 14,5 Lợi nhuận sau thuế 128 130 141 2 1,6 11 8,5 Nộp ngân sách 98 105 117 7 7,1 12 11,4

Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty xây dựng Hà Nội năm 2017,2018,2019

Số liệu thể hiện ở Bảng 2.1 cho thấy: năm 2017 tuy ngành Xây dựng còn gặp nhiều khó khăn do đầu tư công và đầu tư của các thành phần kinh tế của xã hội giảm, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của HĐQT, sự năng nổ và quyết liệt của Ban giám đốc điều hành, HANCORP đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch Đại hội đồng cổ đông năm 2017 đã đề ra. Trong đó, tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 3.050 tỷ đồng (vượt 103% so với kế hoạch), lợi nhuận trước thuế đạt 128 tỷ đồng. Trong bối cảnh khó khăn chung, đây là năm thứ 3 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, HANCORPđã có những chủ trương phù hợp, những bước đi thích hợp trong từng giai đoạn, từng công trình thi công cụ thể và từng dự án đầu tư. Tính đến 31/12/2017, Tổng công ty đã góp vốn (nắm giữ cổ phần) vào DN khác là 1.281 tỷ đồng. Trong đó, góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết 601 tỷ, góp vốn tại công ty dự án 664 tỷ. Năm 2017, Tổng công ty cũng đã nâng số tiền thoái vốn lên 240 tỷ đồng, HĐQT cũng đã thông qua chủ trương thành lập mới 2 công ty cổ phần. Hiện, Tổng công ty đã xây dựng phương án tái cơ cấu giai đoạn 2 trình Bộ xây dựng cho ý kiến thực hiện.

Trên cơ sở định hướng phát triển chung của đất nước, tình hình kinh tế – chính trị thế giới, HANCORP xác định năm 2018 sẽ là một năm nhiều đổi mới với các DN trong việc thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác sắp xếp đổi mới DNNN giai đoạn 2016 – 2020. Tổng công ty đã xác

BĐS. Trong đó, kế hoạch sản xuất kinh doanh được thông qua với giá trị 3.264 tỷ đồng tăng 7,1% so với năm 2017, doanh thu đạt 2.915 tỷ đồng tăng 23,5% so với năm 2017, lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, công tác đầu tư phát triển dự kiến 1.043 tỷ đồng.Theo đó, Tổng công ty sẽ tập trung đầu tư vào các dự án nhà ở chính sách, nhà cho người thu nhập thấp của một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… và các dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cũng nhờ sự nỗ lực cố gắng, đoàn kết của cả tập thể ban lãnh đạo, người lao động Hancorp mà các chỉ tiêu về doanh thu; giá trị đầu tư thực hiện cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 83% kế hoạch; giá trị đầu tư thực hiện 850 tỷ đồng đạt 102% kế hoạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu cơ bản SXKD năm 2018 của đơn vị đạt thấp hơn so với kế hoạch. Tuy nhiên, chỉ tiêu cổ tức dự kiến đạt 100% kế hoạch tiếp tục được duy trì, hoàn thành.Về công tác thi công xây lắp, năm 2018 Hancorp đã tham gia dự thầu 9 công trình và giá trị trúng thầu gần 300 tỷ đồng. Các công trình trúng thầu chủ yếu có vốn đầu tư từ ngân sách và vốn vay Ngân hàng thế giới. Các công trình do Hancorp ký hợp đồng đều đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ. Trong khi đó, công tác đầu tư và kinh doanh bất động sản chủ yếu tập trung vào các dự ánbất động sản tại khu ngoại giao đoàn.

Năm 2019 Hancorp đã chủ động tận dụng tối đa các nguồn vốn để đáp ứng vốn cho yêu cầu SXKD cũng như hoạt động thi công xây lắp và kinh doanh BĐS với tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 3.650tỷ đồng tăng 11,8% so với năm 2018; tổng doanh thu đạt 3.338 tỷ đồng tăng 14,5% so với năm 2018; thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 8,9 triệu đồng/người/tháng. Nhờ làm tốt công tác tài chính, xây dựng kế hoạch sản xuất một cách khoa học, thận trọng bám sát thị trường và điều kiện thực tế của đơn vị, do đó đã góp phần tạo lập một hình ảnh tài chính lành mạnh trong con mắt khách hàng, nhà đầu tư.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp tại Tổng côngty xây dựng Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 55 - 58)