Về chấtlượng và cơ cấu sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 58 - 61)

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ củaTổng công tyxây dựngHà Nộ

2.2.1.1. Về chấtlượng và cơ cấu sản phẩm

Với uy tín của mình, Tổng công ty xây dựng Hà Nội luôn lấy chất lượng sản phẩm (chất lượng công trình) là yếu tố giữ chữ tín hàng đầu của mình.Chất lượng sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh hiệu quả và tạo được sự khác biệt mà Tổng công ty luôn áp dụng trong những năm qua.Với 2 chức năng chủ yếu mà Hancorp đang thực hiện là tư vấn thiết kế và nhận thầu thi công xây lắp thì chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực xây lắp của Hancorp trước hết phụ thuộc vào khâu tư vấn thiết kế công trình. Tổng công ty đã quan tâm đầu tư trang thiết bị cho bộ phận tư vấn thiết kế, động viên các cán bộ kỹ thuật phát huy sáng tạo trong thiết kế công trình. Làm tốt công tác tư vấn thiết kế sẽ tạo điều kiện để thi công thuận lợi, đúng hoặc vượt tiến độ yêu cầu, đảm bảo chất lượng về mặt kỹ thuật, mỹ thuật và tuổi thọ công trình.

Bảng 2.2. So sánh các hợp đồng tư vấn thiết kế của Hancorp với các đối thủ cạnh tranh năm 2019

Đơn vị: Hợp đồng

TT Công trình HANCOR P

LICOGI CC1

1 Tư vấn thiết kế công trình dân dụng 126 74 204 2 Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp 41 26 70 3 Tư vấn thiết kế giao thông 25 32 56 4 Tư vấn thiết kế thủy lợi 17 14 0 5 Tư vấn thiết kế thủy điện 12 0 16 6 Tư vấn thiết kế công trình kỹ thuật hạ tầng 23 14 29 7 Tư vấn thiết kế khu dân cư, khu đô thị 09 16 24

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp

Với kết quả tổng hợp ở Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu sản phẩm xây dựng của Hancorp là khá đa dạng, tất cả 7 hạng mục công trình Hancorp đều tham gia tư vấn thiết kế trong khi đó Licogi không tham gia tư vấn thiết kế các công trinh thủy điện và CC1 không tham gia tư vấn thiết kế công trình thủy lợi; nhưng số lượng hợp đồng mà Hancorp có được đều thấp hơn Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) nhưng đa số lại nhiều hơn Tổng công ty LICOGI ngoại trừ các công trình về giao thông hay khu dân cư, khu đô thị. Bên cạnh thế mạnh về tư vấn thiết kế các công trình thì Hancorp còn thực hiện chức năng chính là nhận thầu thi công xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và khu công nghiệp, công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, thủy điện, đường dây và trạm biến thế điện…Chất lượng công trình của Hancorp còn thể hiện ở tiến độ hoàn thành công trình (Bảng 2.3):

Bảng 2.3. Tổng hợp tiến độ hoàn thành công trình của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Công trình

Tiêu chí

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Hoàn thành sớm so với tiến độ 7 22,6 5 18,5 6 15,8 Hoàn thành đúng tiến độ 20 64,5 18 66,7 24 63,2 Hoàn thành chậm hơn so với tiến độ 4 12,9 4 14,8 8 21,0 Tổng 31 100 27 100 38 100

Nguồn: Phòng Phát triển dự án của Hancorp

Số liệu điều tra thực tế tại Hancorp trong 3 năm 2017-2019 cho thấy việc hoàn thành đúng và vượt tiến độ các công trình ở mức khá cao chiếm trên 80%, điều này giúp cho Tổng công ty đảm bảo được nguồn doanh thu theo kế hoạch đề ra, giúp Tổng công ty có thể quay vòng vốn phục vụ cho việc nhận thầu các công trình xây dựng khác. Uy tín từ việc đảm bảo đúng tiến độ công trình sẽ làm tăng sự hài lòng của chủ đầu tư đối với Hancorp. Tuy nhiên với số lượng công trình còn chậm tiến độ 12,9%-21% tuy không nhiều nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đên doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty vì bị phạt hợp đồng và phải bố trí nhân lực cũng như tài chính để khắc phục chậm tiến độ sẽ gây thêm tốn kém tổn thất cho Tổng công ty và ảnh hưởng đến tiến độ và khai thác các dự án công trình khác. Việc chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án mà chủ đầu tư đã đề ra dù cho việc chậm tiến độ đó là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đem lại, do đó cũng sẽ làm giảm uy tín của Hancorp đối với chủ đầu tư cũng có nghĩa là làm giảm năng lực cạnh tranh của Hancorp trong ngành xây dựng.

Khi thực hiện khảo sát 102 người là những nhà quản trị cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở và kế toán trưởng đánh giá về chất lượng sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội theo thang đo Likert 5 mức độ với kết quả khảo sát tính ra

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội

TT Tiêu chí đánh giá TỶ LỆ (%)

1 2 3 4 5

1

Các sản phẩm xây dựng của Tổng công ty đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, kinh tế và mỹ thuật.

12,7 36,3 42,2 8,8 0

2

Quá trình triển khai thi công các công trình xây dựng của Tổng công ty không có sai sót và phát sinh, đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế ban đầu của chủ đầu tư.

5.9 21.6 52,9 12,7 6,9

3

Các công trình xây dựng mà Tổng công ty thực hiện đều đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

3,9 41,2 40,2 14,7 0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Theo kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng sản phẩm xây dựng của Tổng công ty xây dựng Hà Nội thể hiện ở Bảng 2.4 cho thấy: có 50 người là đồng ý (36,3%) và rất đồng ý (12,7%) với tiêu chí “Các sản phẩm xây dựng của Tổng công ty đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật, kinh tế và mỹ thuật ”; 27,5% đồng ý với ý kiến “Quá trình triển khai thi công các công trình xây dựng của Tổng công ty không có sai sót và phát sinh, đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế ban đầu của chủ đầu tư”; 41,2% đồng ý rằng Tổng công ty luôn đảm bảo tiến độ thực hiện thi công các công trình xây dựng. Với số liệu thể hiện ở Bảng 2.3 càng khẳng định trong những năm qua Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng, điều này càng khẳng định uy tín và thương hiệu của Hancorp trong ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 58 - 61)