1.2.4.Các yếu tố quyết định nănglực cạnhtranh tronglĩnh vực xây lắp của doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 40 - 45)

giống như các doanh nghiệp công nghiệp khác là đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn mà họ cần phải dựa vào danh tiếng của mình để khiến khách hàng tìm đến và yêu cầu sản xuất sản phẩm cần thiết.Và muốn tạo được uy tín và thương hiệu cho mình thì điều tất yếu là các doanhnghiệp xây dựng luôn phải chú trọng đến hoạt động marketing.

1.2.4.Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp củadoanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp xây dựng

1.2.4.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của doanh nghiệp xây dựng thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán các khoản nợ vay, hiệu quả sử dụng vốn của

do một phần lợi nhuận được để lại từ đầu tư, hoặc vốn góp thêm của các cổ đông sau này. Vốn vay có thể được huy động từ ngân hàng các tổ chức tài chính các đơn vị quen biết.

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng đầu tư cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành xây dựng – một lĩnh vực đòi hỏi quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài hơn so với các ngành khác.Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu phục vụ xây dựng....cũng cần tính toán và quyết định dựa trên nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng có khả năng tài chính cao sẽ có tác động tích cực đến công tác đấu thầu nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất và kinh doanh nói chung. Một mặt, nó giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tài chính để thực hiện các dự án kinh doanh, mặt khác, nó tạo niềm tin cho chủ đầu tư về khả năng hoàn thành dự án và là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể huy động vốn bên ngoài từ ngân hàng và các nhà đầu tư khác....Vớinăng lựctài chính vững mạnh, doanh nghiệp xây dựng có thể chủ động lựa chọn các phương án bỏ thầu với giá hợp lý để cạnh tranh với nhà thầu khác. Mặt khác, doanh nghiệp xây dựng có tình trạng tài chính ổn định, vững chắc sẽ dễ dàng hấp dẫn các nhà đầu tư khác cùng tham gia góp vốn... đồng thời cũng dành được sự tín nhiệm của chủ đầu tư.

1.2.4.2. Máy móc thiết bị và công nghệ

Máy móc thiết bị là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó đại diện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mức độ cơ giới hoá trong xây dựng được chủ đầu tư đánh giá cao bởi nó liên quan rất nhiều đến chất lượng và tiến độ thi công. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ thể hiện thông qua các đặc tính sau:

- Tính hiện đại của máy móc thiết bị và công nghệ: biểu hiện ở công nghệ sản xuất, năm sản xuất, hãng sản xuất, công suất, thời gian sử dụng.

- Tính đồng bộ của máy móc thiết bị và công nghệ: biểu hiện ở sự phù hợp giữa các loại máy móc thi công với nhau và giữa máy móc thi công với công nghệ thi công; giữa chất lượng, tính phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra.

- Tính hiệu quả trong sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ: biểu hiện ở khả năng sử dụng có hiệu quả máy móc của doanh nghiệp, đó là khả năng làm chủ, khai thác có hiệu quả máy móc với chi phí thấp và khấu hao hợp lý.

- Khả năng đổi mới máy móc, công nghệ: đây là tiêu chí quan trọng khi xem xétnăng lực kỹ thuật, đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải không ngừng nghiên cứu, đầu tư mua sắm máy móc và công nghệ. Quá trình này, một mặt cho phép doanh nghiệp xây dựng tiếp cận với máy móc kỹ thuật, công nghệ thi công hiện đại, điều này làm tăng năng lực thi công của doanh nghiệp, mặt khác nó tạo nên uy tín kinh doanh, giảm được chi phí và làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Khả năng đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng, công nghệ, tiến độ xây dựng, tiến độ hoàn thành công trình...)

Cùng với máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Không chỉ là việc có được công nghệ mà điều quan trọng hơn là khả năng áp dụng công nghệ, đó mới là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. Có thể khẳng định một doanh nghiệp xây dựng với hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến cộng với khả năng vận hành và quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩmxây dựng có chất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.2.4.3. Nguồn nhân lực

Doanh nghiệp xây dựng cũng như các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác, yếu tố con người có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh. Đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp xây dựng, chủ đầu tư đặc biệt chú trọng đến các đối tượng:

Đội ngũ công nhân xây dựng và kỹ thuật: đối với các doanh nghiệp xây dựng thì đây là nguồn nhân lực chiếm tỷ lệ lớn nhất, là lực lượng lao động trực tiếp tạo ra các sản phẩm xây dựng. Suy cho cùng, chất lượng hay tiến độ công trình phụ thuộc vào tay nghề của đội ngũ này.Đó là các công nhân xây dựng (thợ mộc, thợ nề, thợ sắt, thơ sơn, thợ kính, bê tông…); công nhân cơ giới (thợ lái xe ô tô, vận hành máy, vận hành cần trục, thợ lái xe ủi, xe lu, máy xúc); công nhân cơ khí (thợ điện, thợ nước, thợ hàn, thợ rèn, tiện, nguội); công nhân khảo sát thiết kế…

Cán bộ quản trị cấp cao (Ban Giám đốc doanh nghiệp): Một trong những chức năng chính của Ban giám đốc là xâydựng chiến lược hành động và phát triển của doanh nghiệp. Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo, chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ các hoạt động của doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp và các mối quan hệ. Hơn nữa họ đánh giá tinh thần đoàn kết, đồng lòng của cán bộ công nhân cũng như lãnh đạo. Điều này vừa tăng sức mạnh của chính doanh nghiệp, vừa tạo ra uy tín đối với chủ đầu tư.

Cán bộ quản trị cấp trung gian: Với cương vị này, họ vừa quản trị cấp cơ sở thuộc quyền, vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác. Ở cấp này quản trị viên có chức năng thực hiện các kế hoạch và chính sách của tổ chức bằng cách phối hợp các công việc được thực hiện nhằm dẫn đến sự hoàn thành mục tiêu chung.

Cán bộ quản trị cấp cơ sở: Đây là cấp bậccuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong một doanh nghiệp. Đó là đội ngũđốc công, tổ trưởng, trưởng ca… Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việc cụ thể hàng ngày đề hoàn thành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị này lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp trên các khía cạnh như chất lượng công trình, tiến độ thi công công trình.

Tất cả các nhân lực trên đều có vai trò quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng tham gia dự thầu cũng như khi tiến hành dự án. Vì vậy một doanh nghiệp xây dựng có đội ngũ nhân lực với số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý thì sẽ được đánh giá cao về năng lực cạnh tranh.

1.2.4.4. Năng lực Marketing

Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, là quá trình thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan. Năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện thông qua khả năng theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, quan hệ phối hợp bên trong (giữa các bộ phận, phòng ban chức năng) và khả năng hợp tác, liên doanh liên kếtvới bên ngoài để thích ứng với môi trường kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của thị trường. Chất lượng mối quan hệ giữa các đối tác có liên quan trong quá trình kinh doanh như giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, doanh nghiệp và kênh phân phối, doanh nghiệp và khách hàng, doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp và chính quyền, cũng là một trong các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có được năng lực marketing, doanh nghiệp xây dựng cấn tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng cáo, truyền thông và nâng cao kĩ năng đấu thầu.

1.2.4.5. Năng lực quản lý của doanh nghiệp

Năng lực quản lý của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn của hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. Năng lực quản lý củadoanh nghiệp xây dựng được thể hiện trên các mặt:

- Hoạch định và thực hiện chiến lượckinh doanh phù hợp và hiệu quả;

- Bảo đảm một bộ máy tổ chức theo hướng tinh, gọn và hiệu lực cao, trong đó cơ cấu tổ chức là hợp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, đội ngũ nhân lực được tuyển dụng, bố trí và đào tạo tốt, có động lực làm việc cao. Với bộ máy đó sẽ có thể ra quyết định nhanh chóng, chính xác, có thể làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp, tác động đến năng suất, chất lượng và giá thành, uy tín của doanh nghiệp.

1.2.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xâylắp của doanh nghiệpxây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 40 - 45)