Phân theo tính chất lao động 4.661

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 74 - 77)

1 Cán bộ quản lý 15 0,3

2 Lao động trực tiếp 2.785 59,7 3 Lao động gián tiếp 1.849 39,7

4 Chuyên gia 12 0,3

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động

sảnxuất kinh doanh của mỗi ngành nghề và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Nhân lực ngành Xây dựng là lao động nặng nhọc, độc hại và có độ nguy hiểm cao, vì đa số hoạt động xây dựng diễn ra trên các công trường xây dựng trên cạn, dưới nước hay trong hầm,... là những nơi thường xuyên tiềm ẩn các rủi ro cao, điều kiện lao động khắc nghiệt, cho nên số lao động nam thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lao động nữ. Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2019, số lượng lao động nam của Tổng công ty xây dựng Hà Nội cao gấp hai lần số lượng lao động nữ giới, chiếm 65,3% trong tổng số nhân lực của Tổng công ty. Phần lớn lao động nam tham gia lao động trực tiếp trên các công trường xây dựng, còn lao động nữ tham gia lao động gián tiếp tại các phòng ban của Tổng công ty chiếm 34,7% trong số toàn lực lượng lao động. Tuy nhiên, một thực tế xảy ra đối với mọi đơn vị tổ chức tại Việt Nam là số lượng lao động nữ trong độ tuổi sinh sản chiếm tỷ trọng không nhỏ, có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc chung của Tổng công ty do lao động nữ bị chi phối nhiều bởi các yếu tố về bản thân và gia đình như sức khỏe, tác phong, nơi ở, điều kiện chăm sóc gia đình, con cái...kể cả một số bệnh nghề nghiệp. Cụ thể: hàng năm Tổng công ty luôn gặp phải hiện tượng thiếu hụt lao động tạm thời do cán bộ nữ nghỉ thai sản. Bên cạnh đó, số lượng lao động nữ nuôi con nhỏ cũng chiếm tỷ trọng lớn cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc của các đơn vị do lao động nữ phải dành nhiều thời gian, sự tập trung, sức lực cho việc chăm sóc con cái, gia đình. Qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với một số lãnh đạo của Tổng công ty cũng có phản ánh về hiện tượng này, nhiều ý kiến kiến nghị: về lâu dài, mặc dù với đặc thù ngành xây dựng là lao động nam là chủ yếu nhưng Tổng công ty vẫn phải tiếp tục tuyển dụng lao động nam giới để đảm bảo sự ổn định nhân sự cho các đơn vị trực thuộc.

Cơ cấu theo tính chất lao động: theo số liệu thống kê bảng 2.4 nguồn nhân lực của Tổng công ty xây dựng Hà Nội được phân thành 4 loại trong đó đội ngũ cán bộ quản lý (bao gồm Chủ tịch và các thành viên HĐTV/HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát và các Kiểm soát viên, Kế toán trưởng) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lực lượng lao động của Tổng công ty đạt 0,3%; đội

ngũ chuyên gia (gồm chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài) chiếm tỷ trọng không đáng kể 0,3% có 12 chuyên gia trong đó có 5 chuyên gia nước ngoài. Bên cạnh đó, nguồn lao động trực tiếp bao gồm công nhân kỹ thuật xây dựng, kỹ sư xây dựng, cán bộ kỹ thuật... chiếm tỷ trọng cao nhất 59,7%, lực lượng này phải làm việc trực tiếp trên các công trường xây dựng và cũng là đối tượng phải chịu áp lực công việc và rủi ro lao động nhiều nhất do vậy đối tượng này chủ yếu là lao động nam giới; nguồn lao động gián tiếp bao gồm các cán bộ, nhân viên và chuyên viên làm việc tại các phòng ban tại Tổng công ty do vậy đối tượng này chủ yếu là lao động nữ giới, lực lượng lao động này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể nguồn nhân lực của Tổng công ty đạt 39,7%. Với quy mô và tỷ trọng của 4 đối tượng lao động như vậy là hoàn toàn cân đối và phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng Việt Nam.

Cơ cấu theo trình độ đào tạo: theo bảng 2.12 cho thấy đến hết năm 2019, tỷ lệ nhân lực có trình độ trên đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) chiếm 2,6%, trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn 50,6% và nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng chưa đến 9% toàn bộ nguồn nhân lực của Tổng công ty. Số công nhân kỹ thuật xây dựng có trình độ trung cấp chiếm10,2% và công nhân có tay nghề bậc thợ 3/7 đến 7/7 chiếm tận 27,9%.

Bảng 2.13. Số lượng công nhân kỹ thuật theo nghề của Tổng công ty

Đơn vị: người

TT T

Công nhân theo nghề Số lượng Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 I Công nhân xây

dựng 426 0 0 116 109 98 66 37 1 Mộc, nề, sắt 130 0 0 43 34 26 20 7 2 Sơn, vôi, kính 94 0 0 15 20 29 18 12 3 Lắp ghép cấu kiện 76 0 0 22 24 17 9 4 4 Bê tông 61 0 0 19 16 12 9 5 5 Chuyên đường bộ 65 0 0 17 15 14 10 9

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 74 - 77)