VỰCXÂY LẮP CỦADOANH NGHIỆPXÂY DỰNG 1.1 Cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 28 - 32)

1.1.1.Doanh nghiệp xây dựng

1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp xây dựng

Doanh nghiệp xây dựng là một bộ phận của hệ thống doanh nghiệptrong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác.Hiểu về doanh nghiệp xây dựng một cách sâu sắc sẽ là cơ sở để nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng một cách toàn diện hơn.

Luật Doanh nghiệp Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2014 đã đưa ra khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.Theo cách hiểu này thì doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân hoặc không, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu đã định.

Doanh nghiệp xây dựng là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm xây dựng đáp ứng nhu cầu thị trường xây dựng và nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Doanh nghiệp xây dựng là đơn vị kinh tế cơ sở có thể hoạt động riêng lẻ hoặc liên ngành, trong đó có các bên tham gia sản xuất ra sản phẩm xây dựng hoặc dịch vụ có liên quan đến xây dựng bao gồm: đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư; doanh nghiệp nhận thầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn thiết kế và thi công công trình xây dựng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng; các doanh nghiệp cung ứng.

1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng

Trong nền kinh tế thị trường sự đa dạng, phong phú của loại hình doanh nghiệp xây dựng là một tất yếu khách quan.Có thể chia doanh nghiệp xây dựng theo các tiêu thức sau:

* Theo quyền sở hữu đối với vốn của doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp xây dựng Nhà nước: vốn kinh doanh do Nhà nước cấp. - Doanh nghiệp xây dựng tư nhân: vốn kinh doanh của chủ tư nhân. - Công ty xây dựng cổ phần: vốn kinh doanh của các cổ đông.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng: vốn kinh doanh của các thành viên thành lập doanh nghiệp.

- Công ty liên doanh về xây dựng: vốn kinh doanh do các bên tham gia liên doanh đóng góp.

* Theo quy mô sản xuất kinh doanh: Quy mô của doanh nghiệp xây dựng thường được đánh giá thông qua vốn đầu tư, TSCĐ và số lượng lao động cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp xây dựng có quy mô lớn:các Tổng công ty xây dựng, các Tập đoàn xây dựng.

- Doanh nghiệp xây dựng có quy mô vừa: các công ty xây dựng…

- Doanh nghiệp xây dựng có quy mô nhỏ: các doanh nghiệp xây dựng tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn về xây dựng.

*Theo ngành kinh tế kỹ thuật trong xây dựng: - Doanh nghiệp xây dựng dân dụng

- Doanh nghiệp xây dựng giao thông vận tải ….

1.1.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

Có thể nói, ngành xây dựng là tiền đề cho các ngành khác, vì nó tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho y tế, giáo dục, giaothông, sản xuất…, do đó được Nhà nước ưu

tiên về vốn để tập trung cho sự phát triển, đồng thời việc huy động vốn vay của các tổ chức tài chính cũng có nhiều thuận lợihơn. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng có ưu thế hơn trong việc huy động vốn đểđiều chỉnh cấu trúc vốn hướng tới cấu trúc vốn tối ưu. Các doanh nghiệp xây dựng cũng là những tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh mục đích kiếm lợi nhuận như các loại hình doanh nghiệp khác nên cũng có những đặc điểm chung như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên với đặc thù của ngành xây dựng nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng có những đặc điểm riêng biệt sau:

Thứ nhất, sản xuất xây dựng là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theođơn đặt hàng. Sản phẩm của xây dựng mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Đối với sản phẩm xây dựng thường được sản xuất theo đơn đặt hàng thông qua hợp đồng kinh tế giữa người mua và người bán đó là những công trình kiến trúc. Trong khi sản phẩm của những ngành khác thường sản xuất hàng loạt, trong điều kiện ổn đinh.Mỗi đối tượng xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình, đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp.Sản phẩm xây dựng được phân bố ở khắp mọi nơi tuỳ theo địa điểm yêu cầu của người mua do vậy dẫn tới các chi phí cũng khác nhau cho cùng một loại sản phẩm.Do đó, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xây dựng rất khác nhau theo từng thời điểm nhận công trình hay không.

Thứ hai, nơi sản xuất sản phẩm xây dựng cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm: Các công trình xây dựng đều được thi công tại một địa điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với quá trình tiêu thụ và thực hiện giá trị sử dụng. Địa điểm thi công xây dựng thường do chủ đầu tư quyết định để thoả mãn các giá trị sử dụng của sản phẩm. Mặt khác sản phẩm xây dựng cần phải có tính thẩm mỹ cao, bởi vì sản phẩm xây dựng là những ngôi nhà, khách sạn,…càng cần vẻ đẹp bề ngoài để gây sự chú ý, thu hút mọi người. Tính thẩm mỹ của các công trình còn là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, phong tục tập quán của một quốc gia.

Thứ ba, các dự án của các doanh nghiệpxây dựng thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá sản phẩm không phải là hàng tháng như các loại hình doanh nghiệp khác, mà được xác định tùy theo đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Vì thời gian sản xuất dài, và thường khách hàng chỉ tạm ứng một phần số tiền của công trình thi công nên các doanh nghiệp xây dựng cần vốn

dài hạn với khối lượng lớn.Điều này mang lại nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.Việc vay dài hạn khiến chi phí sử dụng vốn lớn hơn.Hơn nữa, việc chỉ được thanh toán sau khi công trình hoàn thành cũng làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn sản xuất sản phẩm.Thêm vào đó, thời gian thi công dài cũng có tác động đến rủi ro mất vốn của doanh nghiệp do phải chịu ảnh hưởng của hao mòn TSCĐ hữu hình và vô hình.

Thứ tư, sản xuất xây dựng thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động của các yếu tố môi trường trực tiếp, do vậy thi công xây lắp mang tính chất thời vụ. Các yếu môi trường này ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công, đồng thời các nhà thầu còn phải chú ý đến các biện pháp quản lý máy thi công và vật liệu ngoài trời.Việc thi công diễn ra dài và thi công ngoài trời còn tạo ra những khoản thiệt hại bất ngờ.Đây cũng là một rủi ro trong doanh nghiệp xây dựng.Ngoài ra, sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động.Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, trong quá trình thi công các nhà thầu phải thay đổi địa điểm thường xuyên, từ đó sẽ phát sinh một số các chi phí cần thiết.Đây cũng là những rủi ro đặc trưng của ngành xây dựng.

Thứ năm, ngành xây dựng có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản nên cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng thay đổi theo từng giai đoạn đầu tư và chịu sự ràng buộc của Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp xây dựng nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành tăng cao do nhu cầu xây dựng mở rộng, kéo theo sự tăng trưởng về nguồn vốn và ngược lại. Khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng cũng trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng làm các doanh nghiệp xây dựng sụt giảm nhanh chóng cả quy mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w