Thích Nhật Từ (soạn dịch), Kinh Phật cho người tại gia (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.388.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 33 - 35)

Có liên hệ lỗi lầm.

Không làm các nghiệp ác, Làm nhiều điều thiện sự, Khi thân hoại mạng chung, Người có thiện trí tuệ,

Được sanh lên cõi Trời.8

Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn này. Thế nào là ba? Viên mãn về giới, viên mãn về tâm, viên mãn về tri kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về giới?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về giới.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tâm?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không tham lam, không có tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về tâm.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là viên mãn về tri kiến?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có chánh kiến, không có tri kiến điên đảo: “Có bố thí, có lễ hy sinh, có cúng tế, có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các hạng Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này, đời sau và truyền dạy lại”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về tri kiến.

Do nhân viên mãn về giới, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tâm, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tri kiến, này các Tỷ-kheo, các loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này. Những pháp này, này

các Tỷ-kheo, là ba viên mãn.9

Trích dẫn 1

Phật tử được gọi là chân nhân, tức là người chân chính, người có tư cách. Lừa dối người khác là lừa dối chính mình, bởi ta có thể lừa dối hàng ngàn người cùng một lúc, nhưng không thể lừa dối lương tri của mình dầu chỉ một giây. Đức Phật dạy: Muốn tháo gỡ được vô minh thì ta phải có bản lĩnh, tức là liêm khiết nhận thức về mức độ mà mình đang có, những khó khăn mình đang gặp, những bế tắc mình đang đối đầu. Phải thừa nhận, ta mới có cơ hội vượt qua, để làm mới, để tiến bộ. Sống với Phật tử chân chính, thì người thân cận, hợp tác và cộng sự được bình an thoải mái. Còn sống với những người lừa dối, mình phải phòng hờ, cẩn trọng, lời ăn, tiếng nói, của cải, mất hết sự bình an. Lừa dối là thái độ rất xấu, nó chính là con đẻ của vô minh, nghĩa là thiếu trí tuệ.10

Trích dẫn 2

Được cùng làm việc với người hiền. Người hiền được hiểu là người có đạo đức, có lương tâm, có lòng tử tế không lợi dụng ai, không gây bất công cho ai và biết tưởng thưởng người có công một cách công bằng, rõ ràng, chánh trực, đứng đắn. Họ là thước đo của các tiêu chuẩn, giá trị và hạnh phúc của cuộc đời. Sống và làm việc chung với họ, tâm chúng ta sẽ trở nên bình an và hạnh phúc hơn.11

Trích dẫn 3

Người ưa danh vọng địa vị. Đó là biểu hiện của lòng tham. Khi tham danh vọng địa vị, người ta có thể bất chấp thủ đoạn để thăng tiến. Điều đó diễn ra ở khắp nơi, trong mọi tổ chức, kể cả các tổ chức tôn giáo. Đối với người có lòng tham như thế, dù ta có chân thành khuyên can, góp ý, họ cũng ít khi nghe theo. Do đó, tốt nhất là ta không nên tiếp xúc nhiều với hạng người này. Vì tiếp xúc nhiều với họ, ta chỉ chuốc lấy sự khó chịu, khổ đau mà thôi.12

9.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.299-300.10. Thích Nhật Từ,14 điều Phật dạy. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015), tr.14-15. 10. Thích Nhật Từ,14 điều Phật dạy. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015), tr.14-15.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)