Trích dẫn 8
Cao mạn tự huênh hoang, Đi chê bai người khác, Kiêu mạn thật thấp hèn, Biết đó là tiện dân.9
Trích dẫn 9
Những gì là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo?
Một là nói dối; người kia hoặc ở giữa đám đông, hoặc trong quyến thuộc, hoặc ở tại vương gia, nếu có ai kêu mà hỏi rằng: ‘Ngươi có biết thì nói’. Nhưng nó không biết mà nói là biết, biết nói là không biết; không thấy nói là thấy, thấy nói không thấy. Vì mình, vì người, hoặc vì của cải, biết rồi mà lại nói dối.
Hai là nói hai lưỡi; muốn ly gián người khác nên nghe nơi người này đem nói với người kia vì muốn phá hoại người này. Nghe nơi người kia đem nói với này vì muốn phá hoại người kia. Những kẻ hợp nhau muốn tạo ly tán; những kẻ đã ly tán lại muốn cho xa rời để kết bè đảng, vui thích bè đảng, khen ngợi bè đảng.
Ba là nói thô ác; người ấy nếu có nói năng gì thì lời lẽ thô tục, hung bạo, tiếng dữ trái tai, không ai mến nổi, làm cho người khác phải khổ não, khiến cho không được định tâm.
Bốn là nói lời phù phiếm; người ấy nói không đúng lúc, nói không thành thật, nói lời không đúng nghĩa, nói lời không đúng pháp, nói không tịch tĩnh, lại còn khen ngợi sự không tịch tĩnh, trái ngược thời gian mà lại không khéo dạy dỗ, không khéo la mắng. Đó là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo, bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo.10
9.Kinh Tạp A-hàm3, Thích Đức Thắng dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2015), tr.1815.10.Kinh Trung A-hàm1, Tuệ Sỹ dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2013), tr.126. 10.Kinh Trung A-hàm1, Tuệ Sỹ dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2013), tr.126.
Trích dẫn 10
Ở đây có một người thuộc dòng dõi hào quý, xuất gia học đạo và những người khác thì không như vậy. Người ấy nhân vì dòng dõi hào quý mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân.11
Trích dẫn 11
Lại nữa, hoặc có người đoan chánh, khả ái, những người khác không được như vậy. Người kia nhân vì mình đoan chánh, khả ái mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân.12
Trích dẫn 12
Lại nữa, hoặc có một người hùng biện, luận giỏi, những người khác không được như vậy. Người kia nhân vì hùng biện, luận giỏi mà quý mình khinh người. Đó gọi là điều của kẻ không phải chân nhân.13
Trích dẫn 13
Lại nữa, hoặc có người thuộc hàng Trưởng lão, quen biết với vua, nổi tiếng với mọi người và có đại phước, những người khác không được như vậy. Người kia nhân vì là Trưởng lão, vì quen biết với vua, vì nổi tiếng với mọi người và có đại phước mà quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân.14
11.Kinh Trung A-hàm2, Tuệ Sỹ dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2013), tr.885.12.Kinh Trung A-hàm2, Tuệ Sỹ dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2013), tr.886. 12.Kinh Trung A-hàm2, Tuệ Sỹ dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2013), tr.886. 13.Kinh Trung A-hàm2, Tuệ Sỹ dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2013), tr.886. 14.Kinh Trung A-hàm2, Tuệ Sỹ dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2013), tr.886-887.
Trích dẫn 14
Lại nữa, hoặc có người tụng Kinh, trì Luật, học A-tỳ-đàm, thuộc làu A-hàm, học nhiều kinh sách, người khác không được như vậy. Người kia nhân vì thuộc làu A-hàm, học nhiều kinh sách nên quý mình khinh người. Đó gọi là pháp không phải chân nhân.
Pháp chân nhân xét nghĩ như thế này: ‘Ta không phải do thuộc làu A-hàm, học nhiều kinh sách mà đoạn trừ được dâm, nộ, si. Hoặc có người nào đó không thuộc làu A-hàm, cũng không học nhiều kinh sách, nhưng người ấy thực hành pháp như pháp, tùy thuận pháp, thực hành pháp tùy pháp, do đó mà được cúng dường, cung kính’. Vị ấy như vậy mà thú hướng sự chứng đắc pháp chân đế, nhưng không quý mình, không khinh người. Đó gọi là pháp chân nhân.15
Lúc ấy có nhiều Tỳ-kheo đi đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: “Bạch Thế Tôn, Tôn giả Đê-sa tự nghĩ mình là anh em con cô của Thế Tôn nên không tu tập phép cung kính, không cần quan tâm, cũng không cần sợ nễ, không chịu để can gián.” Bấy giờ Thế Tôn bảo một vị Tỳ-kheo: “Ngươi hãy đến chỗ Tỳ-kheo Đê- sa nói rằng: ‘Đại Sư cho gọi ngươi.’”
Tỳ-kheo kia vâng lời Phật dạy đến chỗ Tỳ-kheo Đê-sa nói: “Thế Tôn cho gọi thầy.”
Tỳ-kheo Đê-sa liền đi đến chỗ phật, cúi đầu lễ Phật và lui ngồi một bên. Phật bảo Đê-sa:
“Có thật ngươi nghĩ rằng: Ta là anh em con cô của Thế Tôn nên không tu tập phép cung kính, không cần sợ nễ, không chịu để can gián’ chăng?”
Tỳ-kheo Đê-sa bạch Phật: “Thật vậy, bạch Thế Tôn!”
Phật bảo Tỳ-kheo Đề-sa: “Ngươi không nên nghĩ thế. Ông phải nghĩ rằng: ‘Ta là anh em con cô của Thế Tôn nên phải cung kính, sợ nễ, nhẫn chịu sự can gián.’”
Lúc ấy Thế Tôn liền nói kệ: Lành thay, ngươi Đê-sa! Trừ sân nhuế là tốt; Chớ sanh tâm sân hận. Người sân giận không tốt. Nếu hay lìa sân mạn, Tu hành tâm khiêm hạ; Sau đó ở nơi Ta,
Tu tập các phạm hạnh.16
Trích dẫn 1
Khẩu an lạc hạnh là nghệ thuật huấn luyện sự an lạc thông qua cách thức giao tế. Tuy nhiên, nếu chỉ sống thông qua sự giao tế thì chất liệu an lạc hạnh phúc và sở đắc nhân tâm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trái tim hiểu biết, bao dung, thông cảm, tha thứ và tấm lòng thật sự trong các mối quan hệ mới làm ta phát ra ngôn ngữ chân tình. Dù là người vụng về, nói không tròn câu rõ chữ, nhưng trong cách biểu đạt, ta cảm nhận sự gần gũi thân thương. Những lời hoa mỹ bóng bẩy, nhưng thiếu trái tim trong mối quan hệ, không thể làm an lạc cho bản thân huống hồ cho người khác. Nghệ thuật huấn luyện khẩu an lạc hạnh theo nhà Phật là tạo chất liệu từ bi khi phát ngôn. Chất liệu từ bi đó tự động làm cho ngữ điệu của lời nói được phát ra theo tần sóng âm mà người nghe có cảm giác thích thú thăng hoa, muốn nghe hoài, dù người nói có thể không văn chương chữ nghĩa gì cả.17
Trích dẫn2
Không phân biệt giàu nghèo. Lối ứng xử “môn đăng hộ đối” của Nho giáo không được đạo Phật khích lệ. Dù vị thế xã hội ra sao, giàu hay nghèo, cao hay thấp, chúng ta cũng phải ứng xử với nhau bằng tư
16.Kinh Tạp A-hàm3, Thích Đức Thắng dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2015), tr.1573-1575.17. Thích Nhật Từ,Con đường an vui. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2010), tr.121. 17. Thích Nhật Từ,Con đường an vui. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2010), tr.121.
cách của con người có hiểu biết. Nghĩa là phải biết trân quý, tôn trọng người khác dù họ ở một vị trí thấp kém hơn chúng ta. Đó là đạo nhân, đạo làm người. Phân biệt đối xử chỉ gây thêm bất hòa, bất ổn xã hội, trong khi tôn trọng người thì được người tôn trọng, xã hội vì thế ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.18
Trích dẫn 3
Thay vì giận, trách, hờn người khác khi họ có những ứng xử tiêu cực, theo tinh thần Phật dạy, ta nên cảm thông và biết rõ họ đang bị tham, sân, si chi phối. Ai bị tham, sân, si chi phối đều có những lối ứng xử giống nhau. Do đó, không nên chấp trước họ, không nên giận họ, không nên trả thù mà hãy nỗ lực tìm cơ hội để giúp cho họ vượt qua thói quen xấu này.19
Trích dẫn 4
Nếu trong cuộc đời này, có người nào đó đã tạo ra lỗi lầm đối với chúng ta. Với tư cách là Phật tử chúng ta hãy tháo gỡ nỗi oan khiên đó, hãy nói với họ rằng: những gì tội lỗi và xấu xa mà anh chị, ông bà đã tạo ra cho tôi, tôi sẽ không bao giờ giữ trạng thái đó trong lòng. Tôi mong rằng quý vị đừng làm gì sai trái, để sau này không cảm thấy giằng xé bứt rứt, lương tâm chi phối, như vậy là tôi thấy hạnh phúc rồi. Chúng ta nói như vậy, để người kia cảm thấy lỗi lầm của họ cần chữa trị bằng tất cả sự nỗ lực làm mới, để đừng đẩy họ vào bế tắc.20