Kinh Trungbộ 2, Thích Minh Châu dịch (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 165 - 167)

5.Kinh Tăng nhất A-hàm1, Thích Đức Thắng dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.388.6.Kinh Trung bộ2, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.207. 6.Kinh Trung bộ2, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.207.

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

Này chư Hiền, tôi từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói điều chân thật, ưa điều chân thật, dựa trên sự chân thật không sai chạy. Tất cả lời nói của tôi đều đáng tin cậy, không lừa dối thế gian. Tôi đối với tâm nói láo, tâm đã dứt trừ.

Này chư Hiền, tôi từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, tu hạnh không nói hai lưỡi, không phá hoại người khác, không nghe lời người này đem nói với người kia để phá hoại người này, không nghe lời người kia đem nói với người này để phá hoại người kia; người ly gián tôi làm cho hòa hợp, người đã sống hòa hợp, tôi làm cho họ hoan hỷ, không chia phe đảng, không thích phe đảng, không khen ngợi phe đảng. Tôi đối với sự nói hai lưỡi, tôi đã tịnh trừ.

Này chư Hiền, tôi từ bỏ lời nói thô ác, tránh xa lời nói thô ác, giọng điệu thô bỉ, lớn tiếng, nghịch tai, người nghe không ưa không mến, khiến họ khổ não không định tâm. Tôi đoạn trừ lời nói như vậy. Nếu có lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, thuận tai, thông cảm đến tâm, làm cho người nghe vui vẻ, mến chuộng, sung sướng, tiếng nói rõ ràng, không làm cho người khác sợ, trái lại họ được định tâm, tôi nói lời nói như vậy. Tôi đối với sự nói lời độc ác, tâm đã tịnh trừ.

Này chư Hiền, tôi từ bỏ lời nói thêu dệt, tránh xa lời nói thêu dệt, nói đúng lúc, nói chân thật, nói đúng pháp, nói đúng nghĩa, nói về tịch tĩnh, ưa nói về tịch tĩnh, hợp thời, hợp lý, khéo dạy, khéo la mắng. Tôi đối với sự nói thêu dệt, tâm đã tịnh trừ.7

Trích dẫn 1

Ý thức được rằng lời nói có thể tạo ra khổ đau hay hạnh phúc, con xin nguyện thực tập sử dụng lời nói chân thật, từ ái và có tính xây dựng. Con chỉ sử dụng những lời nói nào có thể mang lại niềm tự tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có tác dụng hòa giải và mang lại an lạc

cho tự thân con cũng như giữa mọi người với nhau. Con nguyện thực tập ái ngữ và lắng nghe để giúp con và những người khác chuyển hóa khổ đau và tìm ra con đường vượt thoát tình trạng khó khăn đó. Con nguyện không nói dối để mưu cầu tài lợi và sự kính phục, không nói những lời gây chia rẽ và căm thù. Con

xin nguyện bảo vệ hạnh phúc và sự hòa hợp của tăng thân bằng cách tránh nói lỗi của người khác khi họ vắng mặt và luôn đặt câu hỏi về tính chính xác của những tri giác mà con đang có. Con nguyện chỉ nói với mục đích muốn hiểu rõ và giúp chuyển hóa tình trạng. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những gì con không biết rõ. Con nguyện can đảm nói ra sự thật về những tình trạng bất công, dù hành động này có thể mang lại những bất lợi cho sự an thân của mình.8

Trích dẫn 2

Người khôn thì nói ít nghe nhiều. Nghe để học hỏi, nghe để tham khảo, nghe để rút kinh nghiệm. Khi cần nói thì mới nói. Và một khi đã nói thì luôn nói chân thật, không nói khống, nói điêu ngoa, nói để lấy lòng người. Người ít nói không phải vì họ thiếu dữ liệu kiến thức, mà vì họ không muốn làm mất thời giờ của người nghe một cách vô ích. Trọng tâm của việc phát ngôn không phải là ít hay nhiều, mà là nói như thế nào, để người nghe có thể chấp nhận được nội dung của lời phát ngôn đó.9

Trích dẫn 3

Để có tri giác đúng, ta cần có dữ liệu đúng. Nếu không dựa vào dữ liệu đúng để dẫn đến tư duy đúng, ta cần thận trọng trong cách tiếp cận thông tin để tránh các tình trạng đáng tiếc. Tưởng tượng chủ quan dễ dẫn đến sai lầm. Cần đề cao ý thức trách nhiệm về những gì bạn nói, bạn viết, bạn đưa tin, bạn truyền tin để không gây tạo hàm oan và không vướng kẹt kiện tụng luật pháp.10

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 165 - 167)