vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng... chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ ba.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có con đường Tỷ-kheo đã đi. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đã đi con đường, do ta đã đi con đường, nên thân bị mệt mỏi, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng... chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ tư.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, không nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn; nay thân ta mệt mỏi, không có thể chịu đựng, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng... chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ năm.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy suy nghĩ: “Ta đi khất thực trong làng hay trong thị trấn, nhận được các đồ ăn loại thô hay tế, đầy đủ như ý muốn; nay thân ta nặng nề, không có thể chịu đựng, nặng nề như loại đậu bị ngậm nước, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng... chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ sáu.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo bị bệnh nhẹ. Vị ấy suy nghĩ: “Nay bệnh nhẹ này khởi lên nơi ta, có lý do để nằm xuống, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng... chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ bảy.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đau bệnh mới khỏi, mới khỏi bệnh không bao lâu, vị ấy suy nghĩ: “Ta đau bệnh mới khỏi, mới khỏi bệnh không bao lâu, thân ta do bị yếu, không có thể chịu đựng, vậy ta hãy nằm xuống”. Vị ấy nằm xuống, không cố gắng tinh tấn để đạt những gì chưa đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là căn cứ biếng nhác thứ tám.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám căn cứ biếng nhác.10
Trích dẫn 1
Có phước, Đức Phật dạy nên tu phước thêm lên, để mất thì tạo lại khó. Khi ta còn trẻ, còn khỏe, cần cố gắng học, nỗ lực làm việc; nếu không, sức khỏe yếu lần, muốn làm cũng không được, muốn học cũng không vô.11
Trích dẫn 2
Về nỗ lực hành trì, bài kệ 280 kinh Pháp cú, đức Phật dạy như sau: “Khi cần thiết thì không nỗ lực,
Trẻ trung biếng nhác, buông lung, Cầu an, nhu nhược, thủ thường
Làm sao tìm được con đường cao siêu”.
Phật tử tại gia nên thuộc nằm lòng 4 câu thơ này của đức Phật. Tinh tấn Ba la mật được đức Phật phản ánh dưới góc độ phê phán những người lười biếng, chỉ biết cầu nguyện, van xin tha lực chứ không có nỗ lực tự thân. Những việc cần thiết nỗ lực làm để dẫn đến thành công thì không nỗ lực, làm sao có thể đạt được kết quả? Những việc không cần nỗ lực thì nhiều người lại xúm lại làm, hết giờ này sang giờ khác. Đi lòng vòng mà tưởng đi rất dài, rất xa, trên thực tế là đi chẳng tới đâu. Xác định đúng phương pháp, do đó, giúp cho các nỗ lực của ta đạt được thành quả nhanh hơn.12
Trích dẫn 3
Chánh tinh tấn là siêng năng chân chánh, nỗ lực dẹp bỏ những điều xấu ác và trau dồi thiện pháp. Phần lớn các nhà Phật học liệt tinh tấn vào nhóm thiền định. Thực ra, tinh tấn thuộc nhóm đạo đức, mặc dù trong tinh tấn đã bao gồm tu chính niệm và tu chánh định. Liệt tinh tấn vào nhóm đạo đức thì thích hợp hơn nhóm thiền định. Nỗ lực chân chính gồm bốn phương diện:
(i) Nỗ lực không để nghiệp xấu quá khứ tiếp tục diễn ra. (ii) Nỗ lực không để nghiệp xấu tiềm năng diễn ra.
(iii) Nỗ lực phát triển nghiệp thiện đã có.