Thích Nhật Từ, Nghệ thuật ứng xử Ứng dụng Kinh Hiền Nhân trong giao tiếp và quản trị (NXB

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 91 - 92)

Trích dẫn 10

Giá trị nụ cười sẽ làm tan biến buồn phiền và gieo niềm vui cho người tiếp xúc. Chẳng hạn chúng ta vui vẻ hoan hỷ giúp đỡ một người nào đó. Sau động tác tiếp nhận sự giúp đỡ, người tiếp nhận sẽ cảm thấy hân hoan, thoải mái. Còn quát tháo, chửi bới, nói nặng nói nhẹ, người tiếp nhận không thể nào cảm thấy vui được. Cho nên khi gieo niềm vui cho người khác phải thể hiện niềm vui thực sự trong tâm, thì người tiếp nhận mới cảm thấy bình an, đó là sự tương tác rất có tác dụng.24

Trích dẫn 11

Trong quá trình gieo tạo nhân quả, các bạn phải hiểu bản chất nhân quả là không thay đổi về tính chất. Phải gieo tạo nhiều thuận duyên để đón nhận kết quả như ý. Đừng làm Phật sự một cách “đơn thân độc mã”. Phải tạo quyến thuộc Bồ đề, kết bạn với người đồng hành, hợp tác với người đồng tâm, hiệp lực để biến các ước mơ đẹp trở thành hiện thực.

Tin kiếp sau giúp ta sống có giá trị hơn, đạo đức hơn, trách nhiệm hơn ở kiếp này. Bởi vì chết không phải là dấu chấm cuối cùng của cuộc đời, vì sau khi chết con người tiếp tục tái sinh để gặt hái kết quả tốt hoặc xấu từ những gì mà mình đã tạo ra.25

Trích dẫn 12

Sáng sớm nghĩ tới tội lỗi, nên siêng làm việc phước đức. Tức là đặt ra thời gian biểu cho một ngày, lấy bữa sáng làm sự bắt đầu, bữa trưa làm sự diễn tiến, bữa tối làm sự kết thúc và đầu hôm nêu sự quyết tâm rằng: Tôi phải nỗ lực làm những việc tốt hơn để chuộc lại những lỗi lầm đã làm cho người khổ đau. Đó là một quyết tâm lớn đưa tới lợi ích cho bản thân và mọi người. Tương tự, ta có thể lập thời gian biểu của ngày mai, tháng sau, năm sau, 5 năm sau, 10 năm, 20 năm, 30 năm cho đến một kiếp người. Hoạch định rõ ràng thời gian biểu như thế đảm bảo ta sẽ nắm bắt được thành công và làm được những việc có ích cho cuộc đời.26

Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.176.

24. Thích Nhật Từ,Sống vui sống khỏe. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2012), tr.44-45.

25. Thích Nhật Từ,Thiền Vipassana: Bốn nền tảng chánh niệm - Phân tích kinh Tứ niệm xứ. (NXBHồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.114. Hồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.114.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)