Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.40.
10. Thích Nhật Từ,Thiền Vipassana: Bốn nền tảng chánh niệm - Phân tích kinh Tứ niệm xứ. (NXBHồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.137. Hồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.137.
Trích dẫn 4
Ứng xử qua lời nói. Bồ-tát Hiền Nhân dạy: “Về cách vấn đáp, người trí bao giờ cũng khác xa người tầm thường. Lời nói của họ luôn hướng tới việc lành. Họ mềm mỏng, nhân từ, cẩn trọng, ôn hòa, nhã nhặn, lời nói hoạt bát và khởi xướng việc lành”.
- Ngôn ngữ của bậc trí luôn mang đến giá trị cao quý cho người nghe. Vị ấy thường tán dương việc lành, khuyến khích việc thiện. Vị ấy nói với thái độ ôn hòa, mềm mỏng, có hiểu biết, tế nhị, cẩn trọng và đúng đắn. Vì thế, người nghe cảm thấy rất vui vẻ, hài lòng, hân hoan và quyết tâm nỗ lực để làm theo.
- Trên thực tế, chia sẻ kiến thức hay không khó, nhưng chia sẻ thế nào để người nghe có thể tiếp nhận và làm theo, thì đó là một thách thức. Ở đây, để hiệu quả của lời nói hay, nội dung chia sẻ được tiếp nhận một cách phấn khởi, hoan hỷ, bậc trí nhấn mạnh đến góc độ chuyển hóa nội tâm của người nghe, như một nhu cầu không thể thiếu, nhờ đó người nghe hiểu, thực tập và đạt được hạnh phúc ngay trong lúc đang thực tập.11
Trích dẫn 5
Đối với những nỗi oan ức, ta không cần phải thanh minh với tâm trạng đau khổ; nhiều người chỉ cần bị hiểu lầm một tí là khổ sở, mất ăn bỏ ngủ; nếu không nói với người này, không chia sẻ với người kia thì không chịu được. Như vậy là đang sống trong sự chấp ngã quá nặng.12
Trích dẫn 6
Trong tất cả các bản kinh từ Pali cho đến Đại thừa, chưa có lần nào người ta phê bình, chỉ trích vu khống đức Phật mà đức Phật ngồi yên lặng từ đầu đến cuối. Ngài chỉ im lặng trong thản nhiên, sau khi người ta ngưng sự chống đối, chửi bới Ngài mới nói rằng: “Cái này không có trong chúng tôi, tôi không phải”. Có khi Ngài sử dụng những hình ảnh rất nhẹ nhàng mang tính triết lý để giúp họ hiểu rằng làm
vậy là sai.13
Trích dẫn 7
Đừng ôm những nỗi oan ức trong lòng, phải tìm cơ hội thích ứng để