Thích Trí Quảng, Trí Quảng Toàn tập III (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015), tr.238.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 102 - 103)

13. Thích Nhật Từ,Nghệ thuật ứng xử - Ứng dụng Kinh Hiền Nhân trong giao tiếp và quản trị. (NXBPhương Đông, Cà Mau, 2017), tr.99-100. Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.99-100.

thật, chỉ ra chân lý. Chân lý vốn sẵn có. Đức Phật chỉ là người đầu tiên tìm ra nó. Đây là điểm khác biệt của đạo Phật. Phần lớn những vị khai tổ của các tôn giáo khác thường tuyên bố: Ta là con đường, ta là ánh sáng, ta là tất cả, ta là hạnh phúc, ta là người ban phước. Riêng đức Phật chỉ nói rất khiêm tốn: “Ta là người chỉ đường”. Đó là chân lý. Đức Phật không cho ta “ăn bánh vẽ”. Ngài kêu gọi mỗi người trong chúng ta phải “tự thắp đuốc lên mà đi”. Có vẻ hơi khó, hơi cực nhưng mà ăn chắc mặc bền.14

Trích dẫn 4

Người tu Phật nói chung, tu thiền nói riêng, không xem sắc tộc, màu da, tôn giáo, giới tính là rào cản xã hội. Họ nhấn mạnh đến đạo đức, trí tuệ, năng lực và hiệu quả công việc, đồng thời, tôn trọng các lợi ích trong tương tác giữa con người với con người.15

Trích dẫn 5

Phật giáo không chấp nhận thần linh trong tín ngưỡng dân gian có khả năng ban phước, giáng họa. Nhiều loại thần thánh do con người mê tín tự tạo ra, huống hồ, thần linh lấy đâu ra năng lực siêu nhiên để phạt kẻ này, hại kẻ nọ như thể thế giới này không có luật pháp vậy. Những nhân vật “siêu nhiên” nếu có, cũng phải sống trong quy luật nhân quả, làm xấu sẽ bị khổ đau như bóng không rời hình, như âm vang không tách rời khỏi tiếng. Các thần linh không phải là “cán cân” của luật pháp, do đó, nếu các thần linh ức hiếp con người, các thần sẽ bị nhân quả nghiêm trị. Rất may là trên thực tế, con người mượn hình ảnh thần linh để hù dọa lẫn nhau, chứ chưa có thần linh “bề trên” nào hại con người như thế. Các tôn giáo nhất thần và đa thần thường tô vẽ ra năng lực “hủy diệt” cho “bề trên” để dọa nạt người không mê tín vào thần, để rồi từ nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, chăn dắt họ quay niềm tin vào lực lượng siêu nhiên vốn không có thật … Do đó, thay vì đi cúng lễ theo nghĩa “hối lộ” các đấng “bề trên” (vừa tốn tiền, vừa sợ hãi) thì theo Phật giáo, ta hãy phân tích các nguyên nhân và điều kiện thuận nghịch để khắc phục những khó khăn và bất hạnh trong cuộc sống. Truy tìm nguyên nhân của các bất hạnh là giải quyết bất hạnh được phân nửa. Phân nửa còn lại là tìm giải pháp đúng, con đường trị liệu đúng. Ai nỗ lực tự thân với sự dẫn dắt của trí tuệ như vừa nêu sẽ có khả năng giải quyết dứt điểm các bất hạnh và khổ đau đã, đang hoặc sẽ diễn ra.16

14. Thích Nhật Từ,Nghệ thuật sống. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.139-140.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)