Thích Nhật Từ (soạn dịch), Kinh Phật cho người tại gia (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.739 740.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 164 - 165)

ấy. Này Ānanda, nếu ông không thấy căn bản tranh luận như vậy, giữa các ông hay giữa các người khác; ở đây, này

Ānanda, ông phải theo một đường hướng để không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy. Có sự đoạn diệt ác căn bản tranh luận ấy, như vậy mới không có sự tiếp tục diễn tiến đến tương lai về ác căn bản tranh luận ấy như vậy.4

Trích dẫn 4

Thế nào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết? Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gì là bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốn tội lỗi nơi miệng như vậy.5

Trích dẫn 5

Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi và nói lên với những Bà-la- môn trưởng thượng những lời thân hữu về vấn đề này, vấn đề khác. Khi ấy có thanh niên Bà-la-môn tên Kāpaṭhika trẻ tuổi, đầu cạo trọc, mới có mười sáu tuổi, từ khi sanh, thông hiểu ba tập Veda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế luận và Đại nhân tướng, thanh niên này đang ngồi giữa hội chúng ấy. Thanh niên này thỉnh thoảng cắt đứt cuộc đàm luận giữa Thế Tôn và các vị Bà-la-môn trưởng thượng. Rồi Thế Tôn khiển trách thanh niên Bà-la-môn Kāpaṭhika:

Hiền giả Bhāradvāja, chớ có cắt ngang cuộc đàm luận của các Bà-la-môn trưởng thượng. Hiền giả Bhāradvāja hãy chờ cho đến khi câu chuyện chấm dứt.6

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 164 - 165)