Thích Nhật Từ (soạn dịch), Kinh Phật cho người tại gia (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2014), tr.209 210.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 118 - 120)

210.

4. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB HồngĐức, Hà Nội, 2018), tr.63. Đức, Hà Nội, 2018), tr.63.

nhì ở thành phố Baranasi. Yasa sống một cuốc sống giàu sang tột bực. Cha mẹ anh cưng chìu anh và cung cấp cho anh đủ hết phương tiện để sống trong các thú vui của người giàu có: nhà cao, cửa rộng, châu báu, tiền bạc, rượu mạnh, kỹ nữ, tiệc tùng, cuộc vui... Yasa là một người con trai biết suy nghĩ. Những năm gần đây, anh bắt đầu thấy lợm vì cái nếp sống trác táng đó. Anh ta không còn cảm thấy lạc thú gì trong cuộc sống ấy.

Anh ta khao khát một đời sống lành mạnh, giống như một người bị nhốt lâu trong một căn phòng kín mít khao khát khí trời. Cả đêm hôm qua, bạn bè anh ta quy tụ để ăn uống, đàn địch và nô đùa với bọn vũ nữ. Thức dậy lúc nửa đêm Yasa nhìn thấy cảnh tượng các vũ nữ nằm ngã nghiêng, phơi bày những chân tướng không đẹp đẽ gì của họ, chàng cảm thấy không thể nào còn tiếp tục được cuộc sống trác tang này. Chàng khoác lên người một cái áo, luồn chân vào một đôi dép và mở cửa đi ra khỏi nhà. Chàng đi ra cổng trước. Mở cửa cổng trước, chàng đi mà không biết mình đi đâu. Chàng cứ thế mà đi trong đêm khuya, và tình cờ Yasa đi về hướng vườn Lộc Uyển. Tới đây thì trời vừa sáng và Yasa gặp Bụt.

Bụt dạy:

- Yasa cuộc đời đầy dẫy những khổ đau mà cũng đầy dẫy những hiện tượng mầu nhiệm. Đắm mình trong dục lạc, điều đó chỉ có thể tàn phá sức khỏe của hình hài cũng như của tâm hồn, và lại tạo thêm khổ đau cho ta. Nếu biết sống một cuộc đời lành mạnh, không bị vật dục lôi cuốn, ta có thể tiếp xúc với biết bao cảnh tượng mầu nhiệm trong cuộc đời. Yasa, con hãy nhìn những thân cây đứng trong sương mù này. Đó là những hình ảnh vừa đẹp đẽ vừa mầu nhiệm. Trăng, sao, sông, núi, ánh sáng mặt trời, tiếng chim hót, tiếng suối reo... tất cả những biểu hiện đó của vũ trụ đều mầu nhiệm, đều đẹp đẽ, đều có thể cho ta những nguồn vui bất tận.

Những niềm vui này không phá hại sức khỏe của thân thể và của tâm hồn, trái lại còn nuôi dưỡng được cho thân thể và tâm hồn. Chính thân thể và tâm hồn con cũng là những hiện tượng mầu nhiệm, con thử nhắm mắt lại, thở ra thở vào vài ba hơi, rồi mở mắt ra xem. Con thấy không? Hai mắt của con có thể nhìn thấy cây, thấy sương, thấy trời, thấy tia nắng ấm; hai mắt của con thật mầu nhiệm, vì không tiếp xúc được với hiện hữu mầu nhiệm nên đã có lúc con chán ghét ngay cả thân thể con và tâm hồn con. Có người chán ghét thân thể họ, tâm hồn họ và chán ghét luôn cả cuộc đời cho nên đã đi tự tử. Họ không biết rằng vạn hữu cũng là mầu nhiệm. Họ chỉ thấy được mặt khổ đau của vạn hữu, nhưng khổ đau không phải là bản chất của vạn hữu.

Khổ đau là do thái độ sống và do cách nhìn sai lạc của con người mà có...5

Trích dẫn 1

Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất chính mình. Khái niệm đánh mất chính mình là sự phóng thích cái tôi để nó bay nhảy và mất tự chủ. Có 2 nguyên nhân căn bản để đánh mất chính mình: Một là do lòng tham chi phối, hai là do bệnh sân dẫn dắt. Người để cho lòng tham chi phối thì mua vui bằng cách hưởng thụ, tức là hướng về đời sống thực dụng. Khi có khuynh hướng đó tức là đời sống nhân phẩm và phong cách đạo đức đang sa sút.6

Trích dẫn 2

Nếu thích gì làm nấy, ôm đồm nhiều thứ thì không thể có kết quả. Khi làm chủ được sở thích, ta có thể đầu tư vào những lĩnh vực thực sự có giá trị. Thế giới này có vô số cái để ta đầu tư, làm những việc đáng làm, điều cốt yếu là ta phải thấy đâu là việc ưu tiên hàng đầu, đâu là việc thứ yếu.7

Trích dẫn 3

Có những nỗi khổ, niềm đau được kết thúc bằng phương pháp tránh né hoàn cảnh xấu, con người xấu, những nơi không an toàn, nhờ đó ta không bị mất mạng oan uổng, không bị vạ lây, hiểu lầm, hiểu sai. Có những nỗi khổ, niềm đau được kết thúc bằng phương pháp đối trị trực

5. Thích Nhất Hạnh,Đường xưa mây trắng. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2015), tr.178-181.6. Thích Nhật Từ,14 điều Phật dạy. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015), tr.33. 6. Thích Nhật Từ,14 điều Phật dạy. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2015), tr.33.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)