Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Kỷ luật là những quy định của một cộng đồng hoặc của tổ chức (như chùa, cơ sở tôn giáo...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. Những quy định của một tập thể như sinh hoạt tín ngưỡng, tu tập tại cơ sở tôn giáo, phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
Những quy định của pháp luật và kỷ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. Ngoài việc xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người, pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.1
Người Phật tử cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và xã hội.
Trích dẫn 1
Các điều ác do mình tự tạo Rồi vướng vào khổ não, họa tai. Điều lành ta tạo hôm nay
Quả an vui đến sớm mai là thường. Nên hiểu rõ sạch trong, nhơ uế Hành động do gốc rễ từ tâm Cậy nhờ tha lực khó thành
Đổ lỗi “tại, bởi” sao đành, không nên.2
1. Lưu Thu Thủy và tgk.,Giáo dục công dân 8. (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017).
2. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada).(NXB HồngĐức, Hà Nội, 2018), tr.67. Đức, Hà Nội, 2018), tr.67.
Trích dẫn 2
Điều xấu ác không nên dính tới Làm xong rồi, tù tội khổ đau. Nhân lành nỗ lực trồng sâu
Tâm không tiếc nuối, chẳng bao giờ phiền.3
Trích dẫn 3
NHÂN QUẢ ĐẠO ĐỨC
Hiền Nhân nói tiếp: Tất cả hiện tượng trong vũ trụ này đều do nhân quả, sự sống con người đều do tội phước. Làm lành hay ác đều có quả báo, như bóng theo hình. Người chết bỏ thân, nghiệp vẫn còn nguyên. Gieo giống xuống đất, sẽ sanh nhánh lá, kết hạt trên ngọn. Thắp đèn tim lụn, lửa vẫn đỏ mãi. Hành vi tội phước vẫn còn với ta, như người viết chữ bên ánh đèn khuya, khi đèn tắt đi, chữ vẫn còn nguyên. Tâm thức con người, sau khi chết đi, tái sinh theo nghiệp, có mặt trong thai, đời này đời khác, không hề kết thúc. Những việc làm ác không thể tránh khỏi các quả đau khổ, giết cha mẹ chết, không thể vô tội!4
3. Thích Nhật Từ (soạn dịch),423 Lời vàng của Phật (Kinh Pháp Cú, Dhammapada). (NXB HồngĐức, Hà Nội, 2018), tr.119. Đức, Hà Nội, 2018), tr.119.