12. Thích Nhật Từ,Đạo Phật pháp môn và đạo Phật nguyên chất. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2017),tr.100-101. tr.100-101.
(iv) Nỗ lực khai thác nghiệp thiện mới.
Trong sự nghiệp đời hay sự nghiệp đạo, chánh tinh tấn là yếu tố dẫn đến thành công và phát triển bền vững. Người có tinh thần và thái độ tinh tấn luôn đạt được sự thành công.13
Trích dẫn 4
Rất nhiều người chỉ biết kỳ vọng, chứ không biết tìm ra nhân tố quan trọng để có được những cái chúng ta muốn. Phật giáo không dạy ta nguyện cầu, van xin mà dạy ta hành động thiết thực. Muốn cái gì phải đầu tư vào cái đó. Muốn được một phải đầu tư ba, bốn. Muốn được an vui thì phải sống trọn vẹn với hạnh phúc và mang hạnh phúc cho tha nhân. Đừng kỳ vọng ở kiếp sau, hãy sống hiện tại này, sống bằng chánh niệm, nghĩa là đang đi, đứng, nằm, ngồi, nói nín động tỉnh, co, duỗi, thức, ngủ ta làm chủ được dòng cảm xúc, thái độ, nhận thức, hành vi. Người như thế là người sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.14
Trích dẫn 5
Trung Quốc có một câu kệ, nội dung đại khái như sau: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả hiện tại. Muốn biết quả tương lai, hãy xem nhân hiện tại”. Nói về quan hệ nhân quả thì bài thơ bốn câu vừa nêu mô tả ở mức độ tương đối về bản chất quan hệ giữa nhân và quả, quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhưng nếu ta tin vào bài thơ của các nhà sư Trung Quốc đó, ta sẽ rơi vào chấp định mệnh, chấp số phận của chúng ta gắn kết với quá khứ. Có nhiều khổ đau mới toanh ở kiếp này, chẳng gắn kết gì với quá khứ … Công việc của các Phật tử khi đối diện trước nỗi khổ niềm đau, từ thất bại, thất tình, thất nghiệp, phá sản, bị người ghét bỏ, thị phi, chê trách hay bị thọc gậy bánh xe, phá đám v.v... ; dù đã diễn ra hay đang diễn ra, nếu chịu khó truy tìm nguyên nhân, chúng ta sẽ tìm được gốc rễ của nó. Vấn đề là
chúng ta lười biếng, hiểu sai hoặc thiếu trách nhiệm, cho nên chúng ta vô tình phớt lờ các nguyên nhân dẫn đến khổ đau.15
13. Thích Nhật Từ,Thiền Vipassana: Bốn nền tảng chánh niệm - Phân tích kinh Tứ niệm xứ. (NXBHồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.205. Hồng Đức, Hà Nội, 2018), tr.205.
14. Thích Nhật Từ,Đừng vì tiền phụ nghĩa, quên tình. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2016), tr.75.15. Thích Nhật Từ,Đạo Phật pháp môn và đạo Phật nguyên chất. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2017), 15. Thích Nhật Từ,Đạo Phật pháp môn và đạo Phật nguyên chất. (NXB Hồng Đức, Hà Nội, 2017), tr.32-33.
1. Những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện tính lao động tự giác và sáng tạo?
- Đến khuôn viên chùa, các em học sinh thấy có nhiều rác và lá cây nên đã quét dọn sạch sẽ;
- Em chỉ học bài khi có cha mẹ nhắc nhở;
- Khi làm bài tập, em luôn suy nghĩ tìm ra những phương pháp và cách giải mới;
- Em chỉ làm sơ sài, qua loa những công việc và bài tập được thầy cô giáo hoặc cha mẹ giao cho.16
HÃY HÁT
Nhạc: Võ Tá Hân. Thơ: Tuệ Kiên Lời nhân ái, cho yêu thương
Lời thật thà, cho quý mến Lời ấm áp, cho bạn bè
Lời nguyện cầu, cho yên vui. Xin hãy hát những lời yêu thương Xin hãy hát xây dựng quê hương Xin hãy hát bài ca lên đường.
Giáo viên và quý học sinh tham khảo bài hát minh họa theo nguồn trích dẫn dưới đây:
Tuấn Huy (2003). Hãy hát. Trong album: Bên ánh lửa hồng 1 [online]
Truy xuất từ: http://chuagiacngo.com/ben-anh-lua-hong-1/hay-hat
[Truy cập ngày 21/9/2019]