Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.
Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
Lao động tự giác và sáng tạo thì sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kỹ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.1
Người Phật tử cần phải rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo trong học tập, công việc.
Trích dẫn 1
Ngủ nghỉ có chừng mực, Chớ có ngủ quá nhiều, Hãy luôn luôn tỉnh thức, Nỗ lực và nhiệt tâm, Hãy từ bỏ biếng nhác, Man trá, cười, chơi đùa, Hãy từ bỏ dâm dục, Bỏ ưa thích trang điểm.2
1. Lưu Thu Thủy và tgk.,Giáo dục công dân 8. (NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017).2.Kinh Tiểu bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.521. 2.Kinh Tiểu bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.521.
Trích dẫn 2
Nên sống trong biết đủ Siêng năng trong công việc Để dành, phòng thiếu hụt.3
Trích dẫn 3
Khi cần thiết thì không nỗ lực
Lúc trẻ trung biếng nhác, buông lung Cầu an, nhu nhược, thủ thường
Làm sao tìm được con đường cao siêu?4
Trích dẫn 4
Này gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: “quá lạnh”, không làm việc;
“quá nóng”, không làm việc; “quá trễ” không làm việc; “quá sớm”, không làm việc; “tôi đói quá”, không làm việc; “tôi quá no”, không làm việc.
Trong khi những công việc phải làm, lại không làm. Tài sản chưa có, không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy.5