Trích dẫn 6
Này gia chủ tử, thân cận các ác hữu có sáu nguy hiểm: những kẻ cờ bạc, loạn hành, nghiện rượu, những kẻ trá ngụy, lường gạt, bạo động là những người bạn, là những thân hữu của người ấy. Này gia chủ tử, thân cận ác hữu có sáu nguy hiểm như vậy.7
Trích dẫn 7
Này gia chủ tử, có năm cách vị thiện nam tử đối xử với bạn bè như phương Bắc: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không lường gạt. Này gia chủ tử, được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách như vậy, bạn bè có lòng thương kính vị thiện nam tử theo năm cách: che chở nếu vị thiện nam tử phóng túng; bảo trì tài sản của vị thiện nam tử nếu vị này phóng túng; trở thành chỗ nương tựa khi vị thiện nam tử gặp nguy hiểm; không tránh xa khi vị thiện nam tử gặp khó khăn; kính trọng gia đình của vị thiện nam tử. Này gia chủ tử, như vậy là các bạn bè được vị thiện nam tử đối xử như phương Bắc theo năm cách và bạn bè có lòng thương tưởng vị thiện nam tử theo năm cách. Như vậy phương Bắc được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi.8
Trích dẫn 8
Có những bạn vì lợi, Thân cận và chung sống, Những bạn không mưu lợi, Nay khó tìm ở đời.
Người sáng suốt lợi mình, Không phải người trong sạch, Hãy sống riêng một mình Như tê ngưu một sừng.9
7.Kinh Trường bộ, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.623.8.Kinh Trường bộ, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.628-629. 8.Kinh Trường bộ, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.628-629. 9.Kinh Tiểu bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.344.
Trích dẫn 9
Với bạn bè độc ác, Hãy từ bỏ, lánh xa,
Bạn không thấy mục đích, Quen nếp sống quanh co, Chớ tự mình thân cận, Kẻ đam mê phóng dật, Hãy sống riêng một mình Như tê ngưu một sừng. Bậc nghe nhiều trì pháp, Hãy gần gũi người ấy, Bạn người tâm rộng lớn, Người thông minh biện tài, Biết điều không nên làm, Nhiếp phục được nghi hoặc, Hãy sống riêng một mình Như tê ngưu một sừng.10
Trích dẫn 10
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người cần phải nhìn một cách thản nhiên, không cần phải gần gũi, không cần phải sống chung, không cần phải hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, dầu có bị nói chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, hiện rõ phẫn nộ, sân hận và bực tức.11
10.Kinh Tiểu bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.339-340.11.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.156. 11.Kinh Tăng chi bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.156.
Trích dẫn 11
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đồng đẳng (với mình) về giới, định, tuệ. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường. Vì cớ sao? Với ý nghĩ: “(Cả hai) thiện xảo về giới, câu chuyện của chúng ta sẽ thuộc về giới, được diễn tiến (lợi ích) cho cả hai chúng ta và sẽ làm cho hai chúng ta được an lạc; (cả hai) là thiện xảo về định… (cả hai) là thiện xảo về tuệ, câu chuyện của chúng ta sẽ thuộc về tuệ, được diễn tiến (lợi ích) cho cả hai chúng ta, và sẽ làm cho hai chúng ta được an lạc”, cho nên, với hạng người như vậy, nên gần gũi, nên sống chung, nên hầu hạ cúng dường?12
Đức Phật nói với Siṅgālaka, gia chủ tử:
Này gia chủ tử, có bốn hạng người phải xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người chỉ biết nói giỏi phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người khéo nịnh hót phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn; người tiêu pha xa xỉ phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn.
Này gia chủ tử, có bốn trường hợp người vật gì cũng lấy phải được xem không phải bạn, dầu tự cho là bạn: cái gì cũng lấy, cho ít xin nhiều,