Kinh Tiểu bộ 1, Thích Minh Châu dịch (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.416.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 157 - 159)

11.Kinh Tăng nhất A-hàm1, Thích Đức Thắng dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.388.12.Kinh Tiểu bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.384. 12.Kinh Tiểu bộ1, Thích Minh Châu dịch. (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2017), tr.384.

Trích dẫn 12

Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chơn nhân còn hơn cả bậc Chơn nhân?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình từ bỏ sát sanh và khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho và còn khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục và còn khích lệ người từ bỏ khác tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và còn khích lệ người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu và còn khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ- kheo, được gọi là bậc Chơn nhân còn hơn cả bậc Chơn nhân.13

Một thời, Phật trú ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Chúng sanh nào phụng hành mười pháp, sẽ sinh lên trời. Lại hành mười pháp sẽ sinh vào nẻo dữ. Lại hành mười pháp, nhập Niết-bàn giới. Tu hành mười pháp gì mà sinh vào nẻo dữ? Ở đây, có người sát sanh, trộm cướp, dâm dật, nói dối, ỷ ngữ, ác khẩu, hai lưỡi, gây đấu loạn đây kia, tật đố, sân hận, khơi dậy tà kiến. Đó là mười pháp. Chúng sanh nào hành mười pháp này sẽ vào trong nẻo dữ.

Tu hành mười pháp gì được sinh lên trời? Ở đây, có người không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dật, không nói dối, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không hai lưỡi gây đấu loạn đây kia, không tật đố, không sân hận, không khơi dậy tà kến. Nếu ai hành mười pháp này sẽ được sinh lên trời.

Tu hành mười pháp gì đến được Niết-bàn? Đó là mười niệm. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ-kheo, niệm thiên, niệm giới, niệm thí, niệm chỉ tức, niệm an-ban, niệm thân, niệm sự chết. Đó là tu hành mười pháp thì đạt được Niết-bàn.

Tỳ-kheo, nên biết, hãy niệm xả ly mười pháp sinh lên trời và sinh vào nẻo dữ. hãy niệm tưởng mười pháp khiến đạt đến Niết-bàn.

Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.14

Trích dẫn 1

Trộm cắp được hiểu là hành vi tước đoạt quyền sở hữu của người khác trái với luật pháp, trái với lương tâm. Không chỉ riêng với đạo Phật, trộm cắp là hành vi bị lên án ở tất cả các tôn giáo. Luật pháp ở quốc gia trên thế giới cũng xem trộm cắp là hành vi tội lỗi. Người trộm cắp, dù ở bất cứ hình thức nào, cũng bị xã hội lên án. Là người tu học Phật, thực tập đời sống đạo đức theo lời dạy của đức Phật, ta phải từ bỏ tuyệt đối thói trộm cắp, vì nó đưa tới đời sống ô nhiễm, tội lỗi, bất hạnh và khổ đau.15

Trích dẫn 2

Người Phật tử ý thức và phát nguyện không lấy của không cho, tiêu thụ tài sản trộm cắp, không lường gạt, dối trá, tham nhũng, đút lót, cờ bạc, chứa đồ gian, vay không trả. Phải thể hiện lòng tôn trọng sở hữu tài sản của người khác, sống bằng nghề lương thiện và chân chánh.16

Trích dẫn 3

Điều đạo đức thứ tư: “Từ nay cho đến trọn đời, tôi xin giữ điều đạo đức không trộm cắp, cướp giật tài sản của người, luôn tôn trọng tài sản vật chất do người khác làm ra. Ý thức được những đau khổ do bị trộm cắp gây ra, tôi xin nguyện làm trọn vẹn điều này”.

Điều đạo đức thứ tư kêu gọi mọi người tôn trọng sở hữu của người khác, chẳng những mình không lấy của người mà còn thực tập giúp người, làm từ thiện v.v… Bởi khi đem tình thương cho người, thì không nỡ nào lấy đi của người để cho họ đau khổ. Thực tập như thế để thấy rằng hạnh phúc rất dễ kiếm tìm, không ở đâu xa, không phải là Thiên đường

14.Kinh Tăng nhất A-hàm3, Thích Đức Thắng dịch. (NXB Phương Đông, Cà Mau, 2017), tr.311-312. 312.

Một phần của tài liệu dao_duc_phat_giao_lop_8_-_final_22_03_2021 (Trang 157 - 159)