Thượng Hội Đồng: Gia đình và việc phúcâm hóa

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 34 - 36)

Sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, được Chúa trực tiếp ủy thác cho các môn đệ của Người, vẫn tiếp diễn trong Giáo Hội trong suốt giòng lịch sử. Cuộc khủng hoảng xã hội và tâm linh, hết sức hiển nhiên trong thế giới ngày nay, đang trở thành một thách đố mục vụ trong sứ mệnh phúc âm hóa của Giáo Hội liên quan tới gia đình, vốn là viên đá sinh tử xây dựng nên xã hội và cộng đồng Giáo Hội. Trước đây, chưa bao giờ việc công bố Tin Mừng về gia đình trong bối cảnh này đã khẩn trương và cần thiết hơn. Sự quan trọng của chủ đề này được phản ảnh trong sự kiện Đức Thánh Cha đã quyết định

triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục; Thượng Hội Đồng này sẽ là một hành trình gồm hai giai đoạn: đầu tiên, một Phiên Khoáng Đại Đặc Biệt trong năm 2014, nhằm xác định “status quaestionis” (tình huống của vấn đề) và thu lượm kinh nghiệm và đề nghị của các giám mục trong việc công bố và sống thực Tin Mừng Gia Đình một cách khả tín; thứ hai, một Phiên Khoáng Đại Thường Lệ trong năm 2015 nhằm đưa ra các chỉ dẫn có thể áp dụng được trong lãnh vực chăm sóc mục vụ cho các con người và gia đình.

Các lo âu chưa từng nghe thấy cho tới những năm gần đây nay đã xuất hiện do hậu quả của nhiều tình huống khác nhau, từ tập tục sống chung khá phổ biến mà không dẫn tới hôn nhân, đôi khi còn loại bỏ cả ý niệm hôn nhân nữa, cho tới các cuộc kết hợp đồng tính giữa những người thường được phép nhận con nuôi. Các tình huống mới đòi Giáo Hội phải chú tâm và chăm sóc mục vụ là những tình huống này: các cuộc hôn nhân hỗn hợp và khác đạo; gia đình có cha hoặc mẹ đơn lẻ; đa thê; hôn nhân với vấn đề hồi môn sau đó, một hồi môn đôi khi bị hiểu như giá mua người đàn bà; hệ thống đẳng cấp (caste); văn hóa phi cam kết và giả thiết rằng dây hôn phối chỉ có tính tạm thời; các hình thức duy nữ phản Giáo Hội; di dân và việc tái lên công thức đối với chính ý niệm gia đình; chủ nghĩa đa nguyên duy tương đối trong quan niệm về hôn nhân; ảnh hưởng truyền thông đối với nền văn hóa bình dân trong cái hiểu về hôn nhân và đời sống gia đình; các khuynh hướng tiềm ẩn về tư duy trong các đề xuất luật pháp nhằm hạ giá ý niệm vĩnh viễn và lòng trung thành của giao ước hôn nhân; gia tăng tập tục làm mẹ mướn (surrogate motherhood, cho thuê dạ con); và các giải thích mới lạ về điều được coi là nhân quyền. Bên trong Giáo Hội, có nhiều dấu hiệu cho thấy đức tin vào tính bí tích của hôn nhân và sức mạnh hàn gắn của Bí Tích Sám Hối càng ngày càng yếu đi hoặc hoàn toàn bị loại bỏ.

Thành thử, ta hiểu được tính khẩn trương của việc mời gọi hàng giám mục thế giới họp “cum et sub Petro” (cùng với

và dưới quyền Phêrô) để bàn thảo các thách đố này. Thí dụ, chỉ cần nghĩ tới sự kiện: do tình huống hiện nay, rất nhiều trẻ em và người trẻ sẽ không bao giờ được thấy cha mẹ chúng lãnh nhận các bí tích, là đủ để ta hiểu các thách đố đối với việc phúc âm hóa do tình huống hiện nay tạo ra khẩn trương như thế nào; ta có thể nhận thấy những thách đố này ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Song hành với thực trạng này, ta thấy đại đa số hiện nay chấp nhận giáo huấn lòng thương xót Chúa và sự quan tâm đối với người đau khổ, đang đứng bền lề xã hội, cả theo nghĩa địa dư lẫn nghĩa hiện sinh. Thành thử, đại đa số đang mong chờ các quyết định mục vụ sẽ được đưa ra liên quan tới gia đình. Ngoài tính cần thiết và khẩn trương ra, sự suy tư về các vấn đề này của Thượng Hội Đồng Giám Mục còn được coi như một bổn phận đức bác ái đối với những ai được trao phó cho các giám mục coi sóc và đối với toàn thể gia đình nhân loại.

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 34 - 36)