LO CHO CON CÁI HỌC GIÁO LÝ

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 85 - 87)

I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC

LO CHO CON CÁI HỌC GIÁO LÝ

“Việc dạy giáo lý trong gia đình đi trước, đi kèm và phong phú hoá mọi hình thức khác của việc dạy giáo lý. Ngoài

ra, nơi nào luật lệ chống tôn giáo chủ ý cản trở việc giáo dục đức tin, nơi nào chủ nghĩa thế tục lan tràn, khiến không thể có tăng trưởng tôn giáo đích thực trong thực tế, thì Hội Thánh nhỏ tức là gia đình trở thành môi trường độc nhất trong đó trẻ nhỏ và thanh niên có thể theo học giáo lý chân chính. Vì thế, các cha mẹ kitô hữu phải hết sức cố gắng chuẩn bị để đảm nhận vai trò làm giáo lý viên cho chính con cái mình và để thực hiện bổn phận ấy với một lòng nhiệt thành không mệt mỏi.” (Tông Huấn về việc Dạy Giáo Lý, số 68 và 39)

“Từ tuổi thơ ấu cho đến khi bắt đầu tuổi trưởng thành, việc dạy giáo lý trở nên một trường học thường xuyên về đức tin và theo sát những giai đoạn trọng yếu của cuộc đời, như một hải đăng soi sáng đường đi của thiếu nhi, thiếu niên và thanh niên.”

Thánh nữ Anê Lê Thị Thành, 60 tuổi, tuẫn đạo ngày 12- 7-1841. Khi giáo quyền thẩm vấn lập hồ sơ phong thánh, cô Lucia Nụ, con gái út của ngài, đã kể về mẹ mình rằng: “Thân mẫu chúng tôi rất chăm lo việc giáo dục các con. Chính người dạy chúng ta đọc chữ và học giáo lý, sau lại dạy cách tham dự thánh lễ và xưng tội rước lễ. Người không để chúng tôi biếng nhác việc xưng tội. Khi chúng tôi lơ là, người thúc giục chúng tôi bằng được mới thôi. Người cho chúng tôi nhập hội Con Đức Mẹ và vào ban thiếu nữ thưa kinh ở nhà thờ.” (Thiên hùng sử, 213)

Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, 33 tuổi. Anh tuyên xưng đức tin và bị giam trong ngục. Đứa con gái nhỏ của anh là Catarina Thông đến thăm và được phép ở lại giúp cha một tháng. Thế nhưng nghe tin ở xứ nhà có lớp giáo lý, anh đã bắt nó phải về để theo học giáo lý. (Thiên hùng sử, tr. 308)

Tiếp nối tấm gương những bậc thánh phụ huynh như thế, các bậc cha mẹ công giáo ngày nay cần quan tâm đến việc học giáo lý của con em. Ở thành phố, trẻ em lắm khi phải đi học thêm quá nhiều; ở miền quê, nhiều em phải phụ cha mẹ lo việc

nhà và việc đồng áng. Thế nhưng, ý thức trách nhiệm của mình, bậc làm cha làm mẹ cần biết dành mọi ưu tiên cho việc học giáo lý của con em, chủ động giúp con em thu xếp thời giờ để có thể đi học giáo lý thường xuyên đều đặn.

.26

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 85 - 87)