CHIA SẺ VÀ HIỆP THÔNG TRONG TANG LỄ

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 120 - 121)

II. GIA ĐÌNH SỐNG ĐẠO

CHIA SẺ VÀ HIỆP THÔNG TRONG TANG LỄ

TRONG TANG LỄ

Một trong những ý nghĩa lớn của Kitô giáo là tình hiệp thông: người tín hữu được kết hiệp với Thiên Chúa và nhờ đó mà hiệp thông với nhau, giữa những người đang sống trên trần gian cũng như giữa người còn sống và người đã qua đời.

Trước mắt người ngoài công giáo, tình hiệp thông này lộ rõ nơi dịp tang lễ. Nhiều người xúc động khi thấy đông đảo tín hữu đến an ủi gia đình người quá cố, cầu nguyện trong thời gian thi hài còn tại gia đình và ba buổi tối sau khi an táng. Người ta còn cảm kích vì sự mau mắn giúp đỡ và chia sẻ, với tinh thần bác ái vô vụ lợi… Dù không bà con ruột thịt, các tín hữu vẫn quan tâm chăm sóc nhau, yêu thương nhau như con một nhà. Rồi những lúc cộng đoàn không cầu nguyện chung, vẫn có một hai người liên tục âm thầm cầu nguyện bên người quá cố, giúp cho bầu khí thành trầm lắng, linh thiêng, ấm cúng, đầy đức tin và đức trông cậy.

Với tinh thần hiệp thông, khi những gia đình sống lẻ loi ở xa có người đau ốm, giáo xứ cần lưu tâm chăm sóc, và khi họ gặp cảnh tang chế, càng cần hết sức cố gắng viếng thăm an ủi.

Cách riêng, với những gia đình neo đơn nghèo khổ, cần quan tâm giúp đỡ cả về vật chất.

Nhiều gia đình người lương khi thân nhân chết vì tai nạn ngoài đường, rất ngại đưa về nhà. Một số giáo xứ đã tạo điều kiện để họ có thể quàn người quá cố tại nhà tang lễ cộng đoàn với những chăm sóc ân cần, đem lại một an ủi lớn cho gia đình nạn nhân. Đó là một cách thể hiện mối thương người thứ bảy về phần xác: thứ bảy chôn xác kẻ chết.

Chính trong tang lễ, người ta được nghe Tin Mừng về sự sống, hiểu ra rằng mục đích cuộc sống là để được hiệp nhất với Thiên Chúa trong hạnh phúc đời đời, và sự chết là cuộc vượt qua cần thiết để tiến vào sự sống đời đời ấy. Nên tìm dịp giải thích cho bà con lương dân hiểu ý nghĩa của việc rảy nước thánh trên thi hài, trên quan tài và trên huyệt. Tất cả là để nhắc lại rằng người quá cố đã được rửa tội, trở nên con cái Thiên Chúa và thân xác họ đã trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần. Việc niệm hương cũng được người Công Giáo thực hiện theo ý nghĩa ấy.

.16

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 120 - 121)