TÔN TRỌNG CON CÁ

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 84 - 85)

I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC

TÔN TRỌNG CON CÁ

“Giữa lòng gia đình như một cộng đồng các ngôi vị, cần phải dành một sự chú ý đặc biệt cho đứa con, bằng cách phát huy lòng quí chuộng sâu xa đối với phẩm giá ngôi vị của nó, cũng như phát huy sự kính trọng thật lớn đối với những quyền lợi của nó, những quyền lợi mà người ta phải phục vụ một cách quảng đại. Đó là điều phải dành cho tất cả mọi đứa con, mà quan trọng nhất là đứa con nhỏ tuổi hơn, đang cần đủ mọi thứ, hoặc đối với một đứa con bị đau yếu, đau khổ hay tàn tật.” (Tông Huấn Gia Đình, số 26)

Mỗi người con là một hình ảnh của Thiên Chúa, thế nhưng có những người không biết tôn trọng con cái. Họ mắng chửi con cái thậm tệ và nguyền rủa con cái bằng những lời thô bỉ. Trong giáo dục, chúng ta cần biết tôn trọng con cái, vì các cháu là con của Thiên Chúa trước khi là con của anh chị em. Chính Thiên Chúa trao gởi con cái cho anh chị em nuôi dạy.

Có những phụ huynh vẽ ra trong đầu một khuôn mẫu về đứa con của họ, rồi tìm mọi cách gò ép nó theo khuôn mẫu ấy. Như thế là thiếu tôn trọng con cái và không phải là giáo dục. Giáo dục không phải là uốn nắn con em theo hình ảnh mình muốn cho nó nhưng là chú ý khám phá xem Thiên Chúa muốn gì trên con em mình để giúp nó phát triển như Ngài muốn.

Khi con cái còn bé tí xíu, chúng cần cha mẹ bảo trợ và âu yếm. Nhưng sẽ tới một thời gian sớm hơn ta tưởng chúng đi tìm con người riêng trong cách xử sự và cả trong vấn đề đạo giáo nữa. Thời kỳ ấy sẽ làm cho cả cha mẹ lẫn con cái phải khổ tâm, nhưng bậc cha mẹ sẽ biết xóa mình đi trước nhân cách của đứa con đang lớn lên, và tìm cách giúp con cái đáp lại tiếng gọi của Chúa theo cách của nó, chứ không rập theo cách của cha mẹ. Bậc cha mẹ nhớ rằng, dù không nói ra, đứa con sẽ rất

khâm phục cha mẹ, nếu họ sống đức tin với lòng xác tín, mà không cưỡng ép chúng làm những việc đạo đức như họ. Ước gì các gia đình Kitô giáo có được một bầu khí vừa che chở vừa cởi mở, trong đó, con cái cảm thấy được tôn trọng và nhìn thấy nơi cha mẹ những tấm gương sáng về lòng tốt, lòng chung thủy, tình thân mật, lòng biết ơn, tinh thần trách nhiệm và cần cù làm việc, tất cả phản ánh một đức tin sâu xa.

Chính vì thế, cũng trong Tông Huấn Gia Đình, ở số 21, chúng ta đọc thấy: “Yếu tố căn bản tạo để nên sự hiệp thông trong gia đình, chính là sự trao đổi có tính cách giáo dục giữa cha mẹ và con cái, làm cho mỗi người đều có thể cho đi và nhận lại. Qua tình yêu, sự kính trọng và vâng lời đối với cha mẹ, con cái mang lại phần đóng góp đặc biệt và không thể thay thế được của chúng cho việc xây dựng một gia đình thật sự nhân bản và Kitô. Điều đó sẽ dễ dàng hơn cho chúng nếu các bậc cha mẹ thực hành nghiêm chỉnh quyền bính của họ như một tác vụ thật sự hay đúng hơn, như một việc phục vụ nhắm tới lợi ích nhân bản và Kitô của con cái. Đặc biệt hơn, như một việc phục vụ nhằm làm cho con cái đạt được một sự tự do thật sự có trách nhiệm, nếu chính các cha mẹ cũng luôn giữ được một ý thức bén nhạy về hồng ân mà họ không ngừng nhận được từ nơi con cái họ.”

Trong giáo dục, tôn trọng con cái có nghĩa là trở nên người bạn của con cái mình.

.25

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)