NHỮNG NGƯỜI GIÀ CẢ TRONG GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 104 - 106)

II. GIA ĐÌNH SỐNG ĐẠO

NHỮNG NGƯỜI GIÀ CẢ TRONG GIA ĐÌNH

chu toàn trách vụ này, người cha cần phải quảng đại lãnh lấy trách nhiệm đối với sự sống được thai nghén trong lòng người mẹ, cần phải chú tâm chia sẻ cố gắng giáo dục con cái với vợ mình, công việc ấy sẽ không bao giờ làm chia rẽ gia đình, nhưng làm cho gia đình được vững mạnh trong sự hiệp nhất và ổn định, nên một lời chứng về đời sống Kitô hữu trưởng thành để hướng dẫn con cái vào trong kinh nghiệm sống động về Chúa Kitô và về Giáo Hội một cách hữu hiệu hơn.” (Tông Huấn Gia Đình, số 25)

Phẩm giá người nam là chồng và là cha thật cao cả. Thế nhưng ngày nay, phẩm giá ấy luôn có nguy cơ bị tàn phá vì nạn uống rượu. Tệ nạn say sưa đã tàn phá không biết bao nhiêu gia đình trên thế giới. Tệ nạn ấy đưa đến những tội lỗi khiến Trái Tim Chúa vô cùng đau đớn. Ước gì Anh Em là những người chồng, người cha đã được chịu phép rửa tội, luôn ý thức về phẩm giá cao quý của mình và cương quyết giữ đúng phẩm cách người công giáo. Anh Em hãy can đảm lên, để bảo đảm hạnh phúc cho mình và cho gia đình, để bảo đảm sự nên người của con cái.

.06

NHỮNG NGƯỜI GIÀ CẢ TRONG GIA ĐÌNH TRONG GIA ĐÌNH

“Có những nền văn hóa biểu lộ một sự kính trọng đặc biệt và một tình yêu thương lớn lao đối với những người cao niên: thay vì bị gạt ra khỏi gia đình hoặc bị coi như một gánh nặng vô ích, người già vẫn được hội nhập vào cuộc sống gia đình, tiếp tục dự phần vào đó một cách tích cực và có trách nhiệm - dù vẫn phải tôn trọng sự độc lập của gia đình mới - và nhất là thi hành một sứ mạng quý báu là trở nên chứng nhân

cho quá khứ và nguồn mạch khôn ngoan cho các người trẻ và cho tương lai.

“Ngược lại, có những nền văn hóa khác, nhất là do hậu quả của sự phát triển kỹ nghệ và đô thị một cách vô trật tự, đã đưa và còn tiếp tục đưa những người cao niên vào những hình thức sống ngoài lề không thể chấp nhận được, là nguyên nhân gây ra nhiều đau khổ chua cay cho họ, và làm cho biết bao gia đình bị nghèo nàn đi về mặt tinh thần.

“Hoạt động mục vụ của Giáo Hội cần phải khuyến khích mỗi người biết khám phá và coi trọng vai trò của những người già trong cộng đồng dân sự và Giáo Hội, và cách riêng trong gia đình. Trong thực tế, cuộc sống của những người già giúp chúng ta thấy rõ bậc thang các giá trị nhân bản; làm cho người ta thấy sự tiếp nối các thế hệ và chứng tỏ cách tuyệt diệu về sự tùy thuộc lẫn nhau của Dân Thiên Chúa. Ngoài ra, những người cao niên còn có đặc sủng vượt qua những hố phân cách giữa các thế hệ trước khi chúng xuất hiện. Biết bao trẻ em đã gặp được sự thông cảm và tình thương trong đôi mắt, trong những lời nói và những vuốt ve âu yếm của những người già! Và biết bao nhiêu người già vui hưởng những lời được linh ứng trong Kinh Thánh rằng: “Triều thiên của người già là đàn con cháu của họ” (Cn 17,6). (Tông Huấn Gia Đình, số 27)

Truyền thống Việt Nam kính trọng người già không chỉ trong gia đình và gia tộc nhưng cả ngoài làng xóm. Những đổi thay của xã hội đang có nguy cơ làm phai nhạt tâm tình đáng quý này. Phần đông các gia đình vẫn còn rất hiếu kính với người già và chăm sóc chu đáo, nhưng cũng có một số gia đình sao lãng. Chúng ta cần nhắc nhở các cháu biết kính yêu người già trong làng xóm, nhờ đó các cháu sẽ thêm kính yêu các bậc lão thành trong gia đình và gia tộc.

.07

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 104 - 106)