I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC
ĐÀO TẠO TÌNH BÁC ÁI VÀ LÒNG HIẾU KHÁCH
VÀ LÒNG HIẾU KHÁCH
“Được lệnh truyền mới của tình yêu sinh động và nâng đỡ, gia đình Kitô hữu tiếp đón, kính trọng, phục vụ mọi người, luôn luôn nhìn mọi người trong phẩm giá của họ như những ngôi vị và như con cái Thiên Chúa” (Tông Huấn Gia Đình, số 64).
Việc đó phải được phát triển trong phạm vi rộng lớn của cộng đồng giáo xứ: nhờ đó, qua lòng bác ái của gia đình, Giáo Hội có thể mang một khuôn mặt thân thiện hơn, giúp mọi người tìm được ở đó một bầu khí huynh đệ và gia đình.
Lòng bác ái còn phải vượt quá vòng huynh đệ giữa những người cùng một đức tin, bởi vì “mọi người đều là anh em tôi”. Nơi mỗi người, nhất là người nghèo túng, yếu đuối, đau khổ và bị đối xử cách bất công, lòng bác ái biết nhận ra khuôn mặt của Đức Kitô và một người anh em cần phải yêu mến và phục vụ.
Trong hạnh tích Thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm (1780-1859), ta đọc thấy: “Khi bị bắt, cụ án Khảm đã gần 80 tuổi, vừa là tiên chỉ trong làng, vừa là hội viên dòng ba, kiêm chức trùm họ trong giáo xứ. Mọi người đều công nhận cụ là người đạo đức, giàu lòng bác ái và nhiệt tình trong các trách vụ. Các vị thừa sai, kể cả các giám mục cũng biết tiếng và từng đến trọ tại nhà cụ trong những ngày khó khăn. Trong giáo xứ, cụ cộng tác đắc lực với cha xứ trong việc điều hành tổ chức họ đạo. Với xóm làng, cụ là một mẫu người đức độ, quan tâm đến nhu cầu của mọi người, cả xác lẫn hồn, sẵn sàng chia sẻ của cải cho người nghèo khó và khích lệ mọi người can đảm trước cơn bách hại. Gia phả con cháu cụ ghi rằng: “Gia nhân phải kiếm kẻ khó vào ngồi chung thì cụ mới ăn cơm.” (Thiên hùng sử, tr. 29)
Bản giúp trí nhớ giản dị cho việc đào tạo đức bác ái là kinh Thương người có mười bốn mối:
Thương xác bảy mối : Thứ nhất: Cho kẻ đói ăn. Thứ hai : Cho kẻ khát uống. Thứ ba : Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Thứ bốn : Thăm kẻ đau ốm cùng kẻ tù tội. Thứ năm: Cho khách trọ nhà.
Thứ sáu : Chuộc kẻ làm tôi. Thứ bảy : Chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối :
Thứ nhất: Lấy lời lành mà khuyên người. Thứ hai : Mở dạy kẻ mê muội.
Thứ ba : An ủi kẻ âu lo. Thứ bốn : Răn bảo kẻ có tội
Thứ năm: Tha thứ cho kẻ khinh ghét ta. Thứ sáu : Nhịn kẻ mất lòng ta.
.15