GIỜ KINH CHO NHỮNG DỊP ĐẶC BIỆT TRONG GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 118 - 120)

II. GIA ĐÌNH SỐNG ĐẠO

GIỜ KINH CHO NHỮNG DỊP ĐẶC BIỆT TRONG GIA ĐÌNH

ĐẶC BIỆT TRONG GIA ĐÌNH

Kinh nguyện gia đình có nội dung độc đáo là chính cuộc sống gia đình. Qua những cảnh huống khác nhau, cuộc sống này được diễn giải như một ơn gọi từ Thiên Chúa mà đến và được thực hiện như một câu trả lời hiếu thảo cho lời mời gọi của Ngài: những vui mừng và đau khổ, những hy vọng và buồn phiền, những lần sinh con và những ngày sinh nhật, những kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ, những chuyến xa nhà và trở về, những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, cái chết của những người thân yêu ... đều là những dấu hiệu về sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình. Những biến cố ấy cũng phải trở thành những lúc thuận tiện cho lời tạ ơn, khẩn nguyện, cho sự tin tưởng phó thác của gia đình trong bàn tay Cha chung trên trời. Đàng khác, phẩm giá và trách nhiệm của gia đình Kitô hữu, xét như Giáo Hội tại gia, chỉ có thể được sống với sự trợ giúp liên lỉ của Thiên Chúa, và sự trợ giúp này sẽ không bao giờ thiếu nếu người ta biết thành khẩn nguyện xin với lòng tin cậy và khiêm tốn.” (Tông Huấn Gia Đình, số 59)

Mỗi dịp đặc biệt trong gia đình có sinh hoạt riêng của nó và giờ kinh tối cũng hoà theo đó. Cần tránh những chuyện rườm rà. Nên lưu ý nhiều đến những gì dễ gây thêm tình gia đình, giúp mọi người biết nghĩ đến người khác: Dọn nhà cửa sạch sẽ, trật tự, nhắc nhở cầu nguyện cho nhau, làm bó hoa thiêng liêng tặng người được mừng lễ, vv ... Mỗi người và mỗi gia đình nên tìm hiểu kỹ đường lối nên thánh của thánh bổn mạng để noi theo.

Đầu năm nên ghi ngay các ngày lễ gia đình vào cuốn lịch công giáo để dễ nhớ. Một số ngày lễ đời hoặc đạo có tính gia đình, cũng nên ghi vào. Ví dụ: ngày Phụ nữ (8/3), ngày các bà mẹ (Chúa Nhật thứ ba tháng Năm), ngày của những người cha (Chúa Nhật thứ ba tháng Sáu), ngày của ông bà nội ngoại (26/7) ...

Giờ kinh cũng là lúc sống mầu nhiệm các thánh thông công, hiệp thông với những người quá cố trong gia đình và gia tộc. Khi nhớ đến gia tiên tổ phụ, người công giáo không làm một sự thờ phượng bên ngoài sự thờ phượng Thiên Chúa, nhưng là để nhờ đó mà thêm lòng biết ơn và kính mến Thiên Chúa là nguồn mọi tình phụ tử trên trời dưới đất (Ep 3,14). Đàng khác, khi nhớ đến các tổ tiên theo huyết thống, người công giáo cũng nhớ đến các tổ phụ trong đức tin.

Mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên đơn sơ. Mà đã có bàn thờ thì nhớ thắp hương, đừng để hương tàn khói lạnh. Ngày tết ngày giỗ nên giữ một cây hương cháy suốt ngày. Tránh những chi tiết trái đức tin và tránh tốn kém không hợp tình hợp lý. Về hình thức, chỉ cốt sao biểu lộ được tấm lòng và giúp các cháu nhỏ học được lòng biết ơn tổ tiên và biết ơn Thiên Chúa Tạo Hoá.

Người Việt Nam có thói quen rất tốt: mỗi khi gia đình có việc buồn vui đều luôn tưởng nhớ gia tiên và biểu lộ tâm tình ấy bằng việc cúng lễ. Lễ gia tiên thường do vị trưởng tộc hoặc người cha trong gia đình chủ lễ. Nếu vị này vắng mặt thì vợ

hoặc con trai hoặc con dâu trưởng chủ lễ. Người tín hữu công giáo Việt Nam tiếp nhận truyền thống tốt đẹp ấy với một cái nhìn chính xác, phù hợp với đức tin Kitô-giáo. Hình thức sơ đẳng nhất của lễ gia tiên là mỗi lần ra khỏi nhà và mỗi lần đi đâu về, ta thắp một cây nhang cắm lên bàn thờ và thinh lặng cầu nguyện giây lát.

.15

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)