I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC
GIEO MẦM ƠN GỌ
“Tôi xin gửi đến các gia đình một lời kêu gọi đặc biệt: Xin các bậc cha mẹ, cách riêng những người làm mẹ, hãy quảng đại hiến dâng cho Thiên Chúa những người con được Chúa mời gọi tiến tới chức linh mục. Xin hãy vui mừng cộng tác vào tiến trình ơn gọi của con cái. Tôi đoan chắc rằng, bằng cách ấy họ sẽ được cảm nghiệm hạnh phúc của Đức Trinh Nữ Maria: “Người được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và hoa quả lòng người cũng được chúc phúc” (Lc 1,42).
“Với những người trẻ hôm nay, tôi muốn nhắn nhủ điều này: Các bạn hãy ngoan nguỳ hơn hữa trước ơn Chúa Thánh Thần; hãy để cho vang vọng lên trong lòng các bạn những nỗi mong chờ lớn lao của Giáo Hội và của nhân loại. Đừng ngại mở rộng cõi lòng trước tiếng gọi của Chúa Kitô. Hãy khám phá ra ánh mắt yêu thương của Chúa Giêsu đang hướng thẳng về phía các bạn và hãy hăng hái đáp lại lời Ngài đang đề nghị các bạn nối gót theo Ngài cho đến cùng.” (ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn “Những Mục Tử Như Lòng Mong Ước”, số 82)
Kể về chân phước Anrê Phú Yên, cha Đắc Lộ xác nhận: “Đúng 3 năm trước khi chết, mẹ thầy dẫn thầy đến cho tôi, và
tôi được hạnh phúc rửa tội cho thầy”. Được rửa tội 3 năm trước khi chết, tức là năm 1641. Chính năm nầy, vào ngày Đại lễ Phục Sinh (31-03-1641) lần đầu tiên cha Đắc Lộ đến Phú Yên, tàu cập bến tại cửa biển Bà Đài, tức Vịnh Xuân Đài Ngày nay. Cha Đắc Lộ được quan Trấn Biên tiếp đón niềm nở, cha lưu lại đây 2 tháng thăm viếng mục vụ cộng đoàn tín hữu Phú Yên. Trước khi rời Phú Yên, cha Đắc Lộ đã rửa tội cho 90 người tại nhà nguyện trong Dinh Trấn, Anrê Phú Yên là một trong 90 tân tòng nầy.
Năm 1642 cha Đắc Lộ có dịp đến Phú Yên lần thứ hai, Anrê Phú Yên ngỏ lời với cha Đắc Lộ, xin theo cha giúp việc truyền giáo. Lúc đầu cha Đắc Lộ từ chối vì Anrê còn trẻ, hơn nữa trong thời buổi cấm đạo việc di chuyển của đoàn truyền giáo có đông người là điều nên tránh. Tuy nhiên rồi cha đã phải thua sự kiên trì nài nỉ của Anrê và của người mẹ đạo đức, đến không để van xin cho con út quý yêu của mình được ‘ngồi bên tả hay bên hữu’ mà đến để van xin được đồng hành yêu mến và làm chứng cho Chúa Giêsu. Thế là năm 1642, Anrê khăn gói lên đường với cha Đắc Lộ về Hội An, theo học trường “Thầy giảng Hội An” do cha thành lập.
Hoàn cảnh xã hội ngày nay tạo ra một thực tế là phần đông các gia đình đều ít con, do đó các gia đình thường ngại dâng hiến con cái mình cho Chúa. Thế nhưng gia đình nào quảng đại với Chúa thì sẽ cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa không bao giờ chịu thua sự quảng đại của chúng ta. Ước gì ngay khi con cái còn nhỏ, cha mẹ đã giúp chúng cảm nghiệm được nhu cầu lớn lao của Giáo Hội và nhân loại, cảm nghiệm được tiếng gọi thúc bách của Chúa Cứu Thế. Cả khi các cháu bắt đầu lớn, cũng đừng ngần ngại gợi ý các cháu dâng mình cho Chúa. Gieo được ý thức ấy vào lòng các cháu, dù chúng không trở thành linh mục hay tu sĩ thì ít ra chúng cũng trở nên những người có tấm lòng, những người tốt.
.28