ĐÀO TẠO TÌNH GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 78 - 80)

I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC

ĐÀO TẠO TÌNH GIA ĐÌNH

thương biến gia đình thành một góc thiên đường.

“Gia đình, được thiết lập do tình yêu và được sinh động cũng do tình yêu, là một cộng đồng các ngôi vị: đôi bạn là nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng. Bổn phận đầu tiên của gia đình là trung thành sống thực tại của sự hiệp thông, trong một cố gắng bền bỉ nhằm thăng tiến một cộng đồng đích thực gồm các ngôi vị. Nguyên lý nội tại, sức mạnh thường xuyên và mục đích cuối cùng của một sức mạnh như thế chính là tình yêu: Nếu thiếu tình yêu, gia đình không phải là một cộng đồng các ngôi vị; thì cũng thế, không tình yêu, gia đình không thể sống, lớn lên và tự hoàn thiện xét như một cộng đồng các ngôi vị.” (Tông Huấn Gia Đình, số 18).

“Tình yêu giữa người nam và người nữ trong hôn nhân, và nói rộng hơn, tình yêu thương giữa các phần tử trong cùng một gia đình: giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh chị em, giữa tất cả bà con họ hàng, được linh hoạt và nâng đỡ do một sức năng động từ bên trong đưa dẫn gia đình về một sự hiệp thông càng lúc càng sâu xa và đậm đà hơn, làm nền tảng và nguyên lý cho cộng đồng hôn nhân và gia đình.”

Nói cách đơn sơ, sự hiệp thông nói đây chính là tình gia đình. Phương tiện luôn sẵn có cho ta để đào tạo tình gia đình chính là các bữa ăn và giờ giải trí hằng ngày. Cần liệu sao để cả nhà có thể ăn chung với nhau. Trong bữa ăn, có thể nhắc nhở nhưng tránh đừng rầy la, đay nghiến. Nên khen ngợi, bông đùa, quan tâm hỏi han việc làm của cha mẹ, việc học của con cái. Cách riêng là quan tâm đến những ngày kỷ niệm: sinh nhật hoặc bổn mạng của từng người. Trong giờ ăn, nên tắt TV để có thể lắng nghe nhau và trò chuyện thân mật. Ăn xong, nên đọc kinh tối liền. Một tuần vài lần, nên có phần giải trí sau giờ kinh tối.

Tình gia đình là tình cảm giữa cha mẹ với con cái, giữa con cái với cha mẹ và giữa anh chị em với nhau.

Để đào tạo tình gia đình cho con cái, chính vợ chồng phải thuận hoà yêu thương trong một sự hiệp nhất không thể phân ly. Tông Huấn viết tiếp:

“Sự hiệp thông vợ chồng ăn rễ sâu từ trong sự bổ túc tự nhiên giữa người nam và người nữ, và được nuôi dưỡng nhờ ý chí của đôi bạn đích thân muốn chia sẻ với nhau toàn thể dự phóng cuộc đời của họ. Họ chia sẻ với nhau tất cả những gì họ có và chính bản thân họ…”

“Sự hiệp thông vợ chồng được đánh dấu không những do sự duy nhất, nhưng còn do tính chất bất khả phân ly của nó: Sự kết hợp mật thiết, việc hai người tự hiến cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi hỏi họ kết hợp với nhau cách bất khả phân ly” (19-20).

.22

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 78 - 80)