GIÁO DỤC TỪ TRONG BÀO THA

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 44 - 46)

I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC

GIÁO DỤC TỪ TRONG BÀO THA

“Theo ý định của Thiên Chúa, hôn nhân là nền tảng cho một cộng đoàn rộng lớn hơn, tức là gia đình, vì chính định chế hôn nhân và tình yêu vợ chồng đều quy hướng về việc truyền sinh và giáo dục con cái, làm nên triều thiên cho định chế và tình yêu ấy.

Trong thực tế sâu xa nhất của nó, tình yêu vốn cốt yếu là ơn huệ. Và tình yêu vợ chồng, khi đưa đôi bạn đến chỗ “biết” nhau làm cho họ trở thành “một xác thịt”, nó không chấm dứt nơi hai người nhưng nó làm cho họ có khả năng thực hiện được việc trao hiến lớn lao nhất, nhờ đó họ trở nên những người cộng tác với Thiên Chúa để thông ban sự sống cho một nhân vị khác. Vì thế khi hai vợ chồng trao hiến cho nhau thì cũng trao ban một hữu thể thực hữu vượt khỏi họ, tức là đứa con. Nó là dấu chỉ thường xuyên của sự hiệp nhất vợ chồng và là tổng hợp sống động, không thể phân chia của tư cách làm cha làm mẹ của họ.” (Tông Huấn Gia Đình, số 14)

Người xưa nói: “Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn trong nôi.” Ngày nay người ta còn nhấn mạnh: “Dạy con từ thuở con còn trong thai”. Sự giáo dục này được gọi là thai giáo.

Ngay khi còn trong bào thai, em bé đã có thể tiếp nhận sự giáo dục của cha mẹ. Cuộc sống gia đình, sức khoẻ và tâm trạng người mẹ lúc ấy có ảnh hưởng rất lớn trên em bé, cả về sự phát triển thể chất và tâm thần đang lặng lẽ hình thành.

đậm trên tâm tính đứa con sắp chào đời. Do đó những bậc cha mẹ thương con sẽ hết sức lưu ý để sống thật lành mạnh về luân lý và tâm linh. Trong thời gian cưu mang, người mẹ cần tĩnh dưỡng, suy nghĩ về ơn gọi làm mẹ; cần có thái độ bình tĩnh, vui thích đợi chờ. Nên chiêm ngắm những hình ảnh tươi đẹp thánh thiện, chọn nghe nhạc êm dịu trong sáng, nghe và hát thánh ca, cầu nguyện trong tâm tình tin cậy phó thác. Dù con còn trong dạ, người mẹ cũng có thể vuốt ve và nói với con những lời ˆâu yếm dịu dàng. Người cha cần biết tạo điều kiện bên ngoài cho êm ấm để người mẹ luôn được an vui hạnh phúc.

Đừng đặt tên cho con cái cách tuỳ tiện. Hãy làm tuần chín ngày kính Đức Chúa Thánh Thần để biết Thiên Chúa muốn gì trên cháu bé và xin Ngài soi sáng để chọn cho cháu một tên gọi gói ghém được ước mơ của cha mẹ và cả của Thiên Chúa trên cuộc đời cháu. Hãy suy nghĩ để sớm chọn người đỡ đầu rửa tội cho cháu. Tốt nhất là chọn trong vòng thân hữu những gia đình cùng một chí hướng giáo dục.

Thời gian mang thai là thời gian khẳng định hướng đi căn bản cho cuộc đời cháu bé. Với anh chị em là những Kitô hữu, đó phải là hướng đi căn bản của người con cái Chúa. Chương trình của Thiên Chúa khi tạo dựng nên chúng ta chính là để chúng ta được hiệp nhất yêu thương với Ngài trong hạnh phúc đời đời. Mọi sự Thiên Chúa ban cho ta ở đời này đều nhằm giúp ta đạt tới mục tiêu cuối cùng ấy. Do đó, trong mọi sự, ta luôn dành ưu tiên cho Thiên Chúa và cho sự hiệp nhất với Ngài. Hễ điều gì còn giúp ta gần gũi Thiên Chúa thì ta đón nhận, một khi nó bắt đầu ngăn cản ta gần gũi Thiên Chúa, ta sẽ loại trừ ngay.

Cha mẹ thế nào, con cái thế ấy. Anh chị em muốn đào tạo con cái mình nên người thế nào, thì cứ cố gắng sống như thế ấy. Gương sáng của anh chị em sẽ khuôn đúc nên con cái của anh chị em.

mang thai thì Mẹ Maria đến thăm. Đứa bé trong lòng bà đã nhảy mừng. Khi nó sinh ra, láng giềng kinh ngạc bảo nhau: “Con trẻ này rồi sẽ ra thế nào, vì có tay Chúa ở với nó” (Lc 1,66). Thánh Gioan Bosco nói: “Muốn cho trẻ nên người, hãy đưa chúng đến với Đức Mẹ”. Hãy đưa con cái đến với Mẹ Maria ngay khi chúng còn là bào thai trong lòng mẹ.

.02

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 44 - 46)