ĐÀO TẠO TÌNH GIA TỘC

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 80 - 82)

I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC

ĐÀO TẠO TÌNH GIA TỘC

“Sự hiệp thông vợ chồng tạo nên nền tảng trên đó xây dựng được sự hiệp thông rộng lớn hơn trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái, giữa những anh chị em trong nhà với nhau, giữa những người bà con gần và những thành phần khác của gia đình.” (Tông Huấn Gia Đình, số 21)

Trong số 117 Hiển Thánh Việt Nam, có 3 vị cùng một gia tộc. Thánh Giuse Phạm Trọng Tả là anh em thúc bá với Thánh Đaminh Phạm Trọng Khảm. Con trai đầu của Thánh Khảm là Thánh Luca Phạm Trọng Thìn. Cả gia tộc dìu nhau trên đường nên thánh.

Trong sinh hoạt gia đình Việt Nam, những dịp hồn nhiên và thuận lợi để đào tạo tình gia tộc là tết nguyên đán và những ngày giỗ. Những gặp gỡ, những bữa ăn trong những ngày này

là dịp để mọi người sống tình hiệp thông không những giữa những người sống mà còn cả giữa người sống và những người đã khuất.

Tết Nguyên đán là dịp sum họp gia đình, kính nhớ tổ tiên và thăm viếng nhau gia tăng tình thân ái. Cần loại bỏ những chi tiết phong tục quá rườm rà cũng như những gì đi ngược với Tin mừng, và lưu ý phát huy những gì tốt đẹp. Khởi đầu là việc dọn tất niên. Từ giữa tháng chạp là thời gian rất thuận tiện để mỗi gia đình tổng kết một năm sinh hoạt. Cả cha mẹ và con cái sẽ cùng nhau làm xong những việc cần thiết còn đọng lại; tổng kết chi thu, thanh toán nợ nần; tổng kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc một năm qua.Tất cả cần xong trước ngày ăn bữa tất niên. Bữa ăn này được coi như để kết toán mọi chuyện: còn gì phải xin lỗi nhau hoặc góp ý xây dựng đều nói hết trong dịp này, để rồi ngày đầu năm sẽ không còn phải nhắc gì đến chuyện cũ, chỉ chúc tuổi nhau thật vui vẻ.

Dịp tết Nguyên đán, trong những gia đình theo đúng tinh thần Việt Nam, ẩn dưới những niềm vui rộn rã đầu xuân là cả một thực tại linh thiêng trầm mặc đầy ắp không gian: Cõi hữu hình và cõi vô hình đan dệt vào nhau, ông bà tổ tiên đã khuất như thể đang có mặt giữa con cháu một cách thân thiết, gần gũi, linh thiêng và đầy an ủi. Có được bầu khí ấy là nhờ các nghi lễ rất nghiêm túc của phụng tự gia đình. Từ buổi chiều cuối năm đến chiều mùng ba Tết là một khoảng thời gian dành riêng để tưởng nhớ gia tiên cách thật sâu đậm, và để cho tâm hồn lắng đọng trong niềm cảm mến biết ơn.

Sự sum họp gia đình buổi sáng đầu năm rất quí giá. Thánh lễ ở nhà thờ xong, mọi người về nhà ngay, cùng nhau cử hành lễ gia tiên. Sau lễ gia tiên, các cháu mừng tuổi ông bà, con cái mừng tuổi cha mẹ, mọi người mừng tuổi nhau. Cũng cần tế nhị tôn trọng sự thân mật của các gia đình khác, đừng vội đến nhà người khác ngay sáng sớm mùng một tết.

cho nên từ chương trình đến cách sắp xếp chỗ ngồi, cần làm sao để cả người lớn và trẻ con đều tham dự tích cực, chan hoà trong tình hiệp nhất thân mật. Do đó, nên chú trọng hơn tới nội bộ gia tộc. Nếu mời vài người khách thì nên liệu sao để sự hiện diện của họ không ngăn cản sự thân mật giữa mọi người trong gia tộc.

Việc cầu nguyện trong ngày giỗ vừa là để dâng lời cảm tạ Chúa đã giải thoát các bậc tổ tiên, đưa về hưởng nhan Chúa, vừa là để cầu xin Chúa sớm hoàn thành việc thanh luyện cho những người đã khuất còn vướng mắc hậu quả của tội lỗi.

.23

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 80 - 82)