CHĂM SÓC VIỆC HỌC CỦA CON EM

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 87 - 89)

I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC

CHĂM SÓC VIỆC HỌC CỦA CON EM

“Khắp nơi đều cố gắng đẩy mạnh công cuộc giáo dục mỗi ngày một hơn. Trước con số học sinh gia tăng mau chóng, người ta gia tăng trường ốc và cải tiến học đường, thiết lập thêm những cơ sở giáo dục khác. Các phương tiện giáo dục và giảng huấn được canh tân dựa vào những kinh nghiệm mới. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn lao để đem lại những lợi ích trên cho mọi người, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng sự huấn luyện căn bản và biết bao người khác vẫn còn thiếu một nền giáo dục thích hợp để phát huy chân lý và bác ái.” (Lời mở đầu của Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo).

Giúp được cho con em biết ham học là đã tạo được một thuận lợi rất lớn cho việc giáo dục toàn diện. Chỉ cần con em hiếu học là cha mẹ đã đỡ lo nhiều. Muốn vậy, cha mẹ cần dành thời giờ quan tâm tới việc học của con cái.

Trước hết cần giúp các cháu nắm vững mục đích việc học. Thánh Bênađô nói: “Người hiếu kỳ học để mở mang kiến thức; người kiêu ngạo học chỉ để nâng cao địa vị trong xã hội; còn người mến Chúa thì học để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho phần rỗi của mình và tha nhân”.

Như thế, đối với người Kitô hữu, học là để nên người và để phục vụ hữu hiệu. Do đó, cần tránh thái độ học chỉ để đối phó với thi cử, nhưng cần học kỹ, học rộng và biết cân nhắc phê phán để nắm vững sự thật. Cần suy nghĩ dựa trên thực tế đời thường để gắn liền sự học với cuộc sống và con người.

Cũng cần giúp các cháu biết cách để học cho kết quả. 1. Muốn học tập kết quả, phải bền chí. Tâm trí phải làm việc tối đa để tìm hiểu cặn kẽ những điều chưa hiểu. Học là việc khó nhưng nhớ đến thành quả tốt đẹp mai sau, ta sẽ có nghị lực.

2. Ưu tiên cho việc học tập, biết gác lại mọi thú tiêu khiển, những chuyện vặt vãnh để tập trung vào việc học.

3. Ngày nào học xong bài ngày ấy. Khi phải làm nhiều bài tập ở nhà, cần chia thời gian làm bài ra nhiều lúc để tránh tình trạng dồn dập, nhồi nhét.

4. Ngăn nắp thứ tự. 5. Biết cách đọc sách.

6. Bắt đầu một môn học, cần nắm vững đối tượng, mục đích và phương pháp, tức là môn học ấy nhằm tìm hiểu những gì, giúp ta phát huy tài năng nào và phải học môn ấy cách nào mới kết quả tốt.

7. Xem trước nội dung bài thầy sẽ giảng hôm sau.

8. Ghi lại những điểm cần thiết khi nghe giảng. Nên chia tập vở thành hai phần: Phần tự ghi chú và phần ghi chép những lời thầy cô giảng để dễ dàng ôn bài cả hai phần.

9. Mạnh dạn phát biểu, nêu thắc mắc: Nếu có điểm gì chưa hiểu, nên xin thầy cô giảng lại ngay.

10. Mỗi tối, xem lại bài đã nghe giảng trong ngày, viết lại các ý chính và cố gắng ghi nhớ.

11. Học nhóm: Khi học nhóm, các bạn có điều kiện để thảo luận, tìm hiểu nhiều cách giải bài tập khác nhau và giảng cho nhau.

12. Tự ra đề và làm bài kiểm tra: Nên “đánh dấu đỏ” những điểm quan trọng có thể trở thành đề thi, tự đặt câu hỏi

kiểm tra và tự giải các câu hỏi ấy, nhưng vẫn phải học toàn bộ bài, tránh học tủ.

13. Làm thật nhiều bài tập: Ngoài những bài tập thầy cô cho, bạn cứ làm thêm nhiều bài tập khác.

14. Bài làm phải sạch sẽ: Hai bài giống nhau, bài nào sạch đẹp hơn thường gây ấn tượng tốt cho người đọc hơn.

.27

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 87 - 89)