0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH NHỎ

Một phần của tài liệu SOTAYPHUCAMHOAGIADINHGIATOC (Trang 96 -98 )

II. GIA ĐÌNH SỐNG ĐẠO

GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH NHỎ

“Họ chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng… Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân mến phục: và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42.47).

Những lời ấy đã trở nên một khuôn mẫu cho mọi cộng đoàn Hội thánh, từ giáo phận, giáo xứ cho đến Hội thánh tại nhà là các gia đình. Một nếp sống Hội thánh trưởng thành với 5 sự chuyên cần:

Một chuyên: chuyên cần giáo lý. Hai chuyên: vững chí hiệp thông. Ba chuyên: bền lòng phụng vụ. Bốn chuyên: vui thú nguyện cầu. Năm chuyên: cùng nhau làm chứng.

Trước hết, về giáo lý, cần giúp con em sớm tiếp xúc với Lời Chúa. Bổn phận đó trước hết là của gia đình, như lời Đức Giáo Hoàng dạy: “Trong nhiều hoàn cảnh ngày nay, việc dạy giáo lý ở gia đình đã trở nên cần thiết đến mức tuyệt đối” (Tông huấn Gia đình 52đ).

Thứ hai, để xây dựng tình hiệp thông gia đình, mọi người trong nhà cần phải quyết tâm không để bất cứ điều gì làm cho chia lìa nhau, mau mắn giao hòa với nhau, tha thứ cho nhau mỗi khi có điều gì xúc phạm đến nhau. Mỗi người cần cố gắng riêng phần mình và tìm cách để tạo bầu khí chung.

Thứ ba, bền lòng phụng vụ. Mỗi tín hữu và mỗi gia đình cần tranh thủ để tham dự đều đặn các thánh lễ Chúa nhật, và nếu được, cả thánh lễ ngày thường. Những nơi thiếu linh mục, không có thánh lễ, chúng ta cố gắng tham dự các buổi phụng vụ Lời Chúa và rước Mình Thánh Chúa trong các Chúa nhật. Nhớ xưng tội thường xuyên để có thể rước lễ đều đặn. Thật là tốt đẹp nếu cả gia đình thường xuyên cùng đi tham dự thánh lễ với nhau.

Thứ tư, vui thú nguyện cầu: Các gia đình chúng ta ngày nay cũng cần nhớ lời Chúa Giêsu dạy phải cầu nguyện luôn luôn, không được nản chí, phải tỉnh thức mà cầu nguyện (Lc 18,1; Mc 14,38). Cách riêng là giờ kinh chung sáng tối. Để kinh nguyện thấm sâu vào đời sống và để giờ cầu nguyện chung thêm phong phú, mỗi người trong gia đình cần phát huy một đời sống cầu nguyện cá nhân: Thích đọc Lời Chúa riêng, suy gẫm riêng, lần hạt riêng, tập chiêm niệm trong đời sống, tập cầu nguyện đang khi làm việc…

Thứ năm, cùng nhau làm chứng cho Chúa Kitô. Đó là lệnh chính Chúa truyền cho các môn đệ trước khi về trời. Tiếp nối gương các thánh tử đạo, các gia đình công giáo Việt Nam làm chứng bằng đời sống thánh thiện, bằng công việc phục vụ tận tâm và khiêm nhường trong lối xóm, trong các môi trường lao động và bất cứ nơi nào mình được sai đến.

Là Hội Thánh tại gia, nếp sống gia đình công giáo phải là nếp sống 5 chuyên cần, như trong thư chung 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng nhắn nhủ: “Gia đình của anh chị em phải trở nên như một trường học về đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện

tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa” (số 12c). Kinh nghiệm mục vụ cho thấy tình yêu thương hiệp nhất của cộng đoàn là một sức hút mãnh liệt lôi cuốn người ngoài đến với Hội Thánh. Vì thế, mọi giáo xứ, giáo họ, mọi gia đình và mọi người trong giáo phận cần cam kết bảo vệ và phát huy sự hiệp nhất.

Một cách cụ thể, tình hiệp nhất cần bắt đầu từ gia đình nhỏ tới gia đình lớn, rồi đến họ hàng và thông gia. Để bảo vệ và xây dựng sự hiệp nhất, cần bắt đầu từ chính mình, theo gương Chúa Kitô, Đấng đã hạ mình đến tận cùng để giao hòa loài người với Thiên Chúa và nối kết mọi người với nhau. Vì ích chung, mỗi người cần biết xóa hẳn mình đi, dẹp bỏ tự ái và sẵn lòng nhường chỗ cho người khác. Sức mạnh để xóa mình cho hiệp nhất chính là Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi lần rước lễ, ta cần nhắc lại lời cam kết xóa mình cho hiệp nhất.

Tại gia đình, tình hiệp nhất được biểu lộ nơi các bữa ăn và nơi giờ kinh tối. Ước gì mỗi gia đình con cái Chúa thực sự là một góc thiên đường giữa trần gian, nhờ biết tha thứ, yêu thương, đùm bọc nhau và biết nhắc bảo nhau sống thật tốt lành. Tại giáo xứ, tình hiệp nhất lộ rõ nơi mọi sinh hoạt, cách riêng là nơi thánh lễ, nhất là thánh lễ Chúa Nhật. Mọi người cần tích cực góp phần vào những sinh hoạt ấy.

.02

Một phần của tài liệu SOTAYPHUCAMHOAGIADINHGIATOC (Trang 96 -98 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×