PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐẠO HIẾU

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 82 - 84)

I. GIA ĐÌNH GIÁO DỤC

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG ĐẠO HIẾU

“Truyền thống xưa nay của Giáo Hội vẫn quen đón nhận từ nền văn hóa các dân tộc những gì thích hợp để diễn tả những phong phú vô tận của Đức Kitô cách tốt hơn. Và chỉ với sự góp sức của mọi nền văn hóa, những phong phú ấy mới có thể càng lúc càng bộc lộ rõ hơn và Giáo Hội mới có thể tiến tới sự hiểu biết ngày càng trọn vẹn và sâu sắc hơn về chân lý mà Chúa đã ban trọn cho Giáo Hội.” (Tông Huấn Gia Đình, số 10)

Nét nổi bật trong việc hội nhập văn hoá của Giáo Hội Việt Nam là truyền thống Đạo Hiếu. Từ năm 1965, chúng ta đã tiếp nhận lại việc thờ cúng tổ tiên theo cung cách Việt Nam. Đến nay sinh hoạt này đã thành bình thường và tạo được thiện cảm nơi bà con lương dân.

Qua chiến tranh ly loạn, gia phả sổ sách mai một, người thân xa lạc nhau. Ngày nay, khắp nơi dấy lên phong trào tìm cội nguồn, tìm dòng họ. Người Công giáo cần chạy đua với anh chị em lương dân trong việc giáo dục tình gia đình và gia tộc. Sự nhập cuộc này sẽ tô đậm thêm mối thiện cảm vừa nói, hơn

nữa, còn giúp ta cơ hội để đem ánh sáng Tin mừng xóa tan bóng tối mê tín đang có nguy cơ trở lại trầm trọng.

Từ đường không còn, mà nếu còn cũng khó có người chăm sóc, vì lắm trường hợp cả gia đình trưởng tộc cũng đã lập nghiệp ở phương xa. Ruộng hương hoả không còn, mà nếu còn cũng khó đem lại đủ lợi tức cho sinh hoạt gia tộc. Để giải quyết những khó khăn ấy, nhiều gia tộc đã có sáng kiến thực hiện sinh hoạt phí hương hoả ngắn hạn và từ đường lưu động. Trong bữa ăn họp mặt gia tộc, sẽ quyên tiền sinh hoạt phí hương hoả cho ngày gia tộc lần sau và mời gọi đăng ký phụ trách bữa ăn họp mặt lần sau. Gia đình tình nguyện phụ trách ngày gia tộc lần sau sẽ nhận số tiền sinh hoạt phí này để lo xin lễ và tổ chức bữa ăn họp mặt. Gia đình này cũng nhận di ảnh và bài vị các tổ phụ đem về lo hương khói ở nhà mình. Như thế, gia đình này cũng đóng vai thủ từ và nhà họ trở thành từ đường cho đến dịp giỗ lần sau. Hằng ngày, mọi người trong gia tộc sẽ cầu nguyện cho gia đình thủ từ. Gia đình này sẽ ở trong trái tim của cả gia tộc và cả gia tộc nên quan tâm thăm hỏi cách đặc biệt, tới lui và nâng đỡ họ về tinh thần cũng như vật chất. Các gia đình con và cháu trong gia tộc, nam cũng như nữ, đều có thể đăng ký chịu trách nhiệm tổ chức ngày gia tộc. Giải pháp này cũng đem lại an ủi cho những gia đình lẻ loi xa xứ, vì vẫn có cơ hội tình nguyện phụ trách ngày truyền thống gia tộc. Chắc hẳn việc này đòi phải hy sinh cố gắng nhưng là một hy sinh rất đích đáng, đạt được hai chiều kích của Đạo Hiếu, vừa kính nhớ biết ơn Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ vừa xây đắp sự cảm thông trong Gia Đình và Gia Tộc. Kinh nghiệm cho thấy những người con có lòng với tình Gia Tộc luôn được Thiên Chúa chúc lành, được tiên nhân bầu cử, phù hộ và cũng được mọi người trong Gia Tộc thương mến.

Một phần của tài liệu SoTayPhucAmHoaGiaDinhGiaToc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)