Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 46 - 49)

Sau khi thu thập xong dữ liệu từ khách hàng, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0 với các phương pháp sau:

a. Thống kê mô tả

Sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, thực hiện phân tích tần số để mô tả đặc điểm của mẫu, nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, vị trí công tác, thâm niên và trình độ học vấn. Tiếp theo là tính giá trị trung bình của từng nhóm yếu tố và rút ra nhận xét về các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức tại BIDV.

b. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu ≥ 0,8. Theo “Hoàng Trọng và các đồng nghiệp, 2005” thì Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu (trường hợp của đề tài - nghiên cứu khám phá) nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha ≥ 0,6.

c. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

Được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998).

Số lượng nhân tố: Được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Components Analysis với phép xoay Varimax. Phương pháp Principal Components Analysis sẽ cho ta số lượng nhân tố là ít nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qua lại giữa chúng.

d. Phân tích hồi quy

Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình tương quan, tức là có hay không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

e. Kiểm định thống kê

Các phương pháp kiểm định thống kê: phân tích ANOVA, kiểm định T-Test…

+ Phương pháp phân tích phương sai ANOVA

Phương pháp phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình (điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của nhân viên BIDV theo thang điểm Likert). Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của các nhóm nhân viên BIDV được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như: độ tuổi, thâm niên, nghề nghiệp… Với các giả thuyết đặt ra:

H0: Không có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm được phân loại. H1: Có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm được phân loại. (α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0,05).

Nếu Sig ≥ 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 Nếu Sig ≤ 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0.

+ Kiểm định Independent - Samples T-test

Tại kiểm định Levene (kiểm định F):

Sig > 0,05: Sử dụng kiểm định t ở cột Equal variances assumed. Sig < 0,05: Sử dụng kiểm định t ở cột Equal variances not assumed.

Tại kiểm định T:

Sig > 0,05: H0 chấp nhận, không có sự khác biệt. Sig < 0,05: H0 bị bác bỏ, có sự khác biệt.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, để bổ sung, điều chỉnh các thang đo đo lường các khái niệm phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Các phương pháp phân tích: phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để đo lường độ tin cậy của các thang đo. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cũng được sử dụng để đánh giá thang đo, rút gọn và tóm tắt dữ liệu sau khi đã kiểm định độ tin cậy của Cronbach’s Alpha và Phân tích hồi quy.

Kết quả trình bày trong chương này làm tiền đề cho việc phân tích chi tiết và sâu hơn trong chương kế tiếp khi phân tích Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của nhân viên tại BIDV theo mô hình đã chọn.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)