CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN DI ĐỘNG CỦA GEN Y TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU

2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH

Khi sự xuất hiện của các dịch vụ di động và hệ thống điện tử, thanh toán di động đã rất phổ biến trên thế giới. So với các hình thức thanh toán truyền thống, thanh toán di động có thể giúp khách hàng hoàn thành nhiều loại giao dịch thông qua thiết bị di động mà không bị giới hạn thời gian và địa điểm (Srivastava và cộng sự, 2010; Qasim và Abu-Shanab, 2016; Liébana-Cabanillas và cộng sự., 2018). Thanh toán di động đại diện cho một sự đổi mới kỹ thuật của thanh toán truyền thống và đƣợc định nghĩa là bất kỳ khoản thanh toán nào mà trong đó thiết bị di động đƣợc sử dụng để nạp, ủy quyền và xác nhận trao đổi giá trị tài chính để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ (Au và Kauffman, 2008; Kim và cộng sự, 2010). Mục tiêu cơ bản của thanh toán di động là để khắc phục tính không gian và thời gian của thanh toán web truyền thống và thanh toán bằng tiền mặt (Lu và cộng sự, 2011). Đặc biệt, sự phát triển của thị trƣờng thanh toán di động đƣợc hƣởng lợi ích từ các nền tảng thanh toán di động của bên thứ ba (Lu và cộng sự, 2011; Pavlou và Gefen, 2004; Huang, 2017; IResearch, 2017).

Theo thống kê của IResearch năm 2017, Tổng khối lƣợng hàng hóa (GMV) của thanh toán di động đã tăng lên 58.800 tỷ nhân dân tệ tại Trung Quốc năm 2017, với tốc độ tăng trƣởng trung bình hơn 236,2%.

Trong khi các nền tảng thanh toán di động đã có sự tăng trƣởng nhanh chóng thì độ liên kết với ngƣời dùng vẫn còn thấp. Vẫn còn nhiều ngƣời thích sử dụng các phƣơng thức thanh toán truyền thống nhƣ tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng và nhiều ngƣời trong số họ chỉ sử dụng nền tảng thanh toán di động trong những dịp hiếm hoi (CNNIC 2018). Các nghiên cứu trƣớc đây đã xác định niềm tin là một trong những tiền đề quan trọng nhất thúc đẩy sự chấp nhận của khách hàng và sử dụng thanh toán di động trong các tình huống khác nhau (Liébana-Cabanillas và cộng sự, 2014a; Liébana- Cabanillas và cộng sự, 2014b; Köster và cộng sự, 2016; Lu và cộng sự, 2017). Theo báo cáo của IResearch (2017), có một số rủi ro tiềm ẩn trong thanh toán di động, nhƣ bị mất hoặc bị lộ thông tin thẻ cá nhân và ngân hàng đã cản trở khách hàng sử dụng phƣơng thức thanh toán mới (Oliveira và cộng sự, 2016 ; Liébana-Cabanillas và cộng sự, 2018).

Một số nghiên cứu cho rằng khách hàng tin tƣởng vào nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba có lợi để giảm nhận thức về rủi ro, từ đó làm tăng quyết định sử dụng thanh toán di động của họ (Qasim và Abu-Shanab, 2016).

Do tầm quan trọng của niềm tin trong việc tạo điều kiện cho thanh toán di động, làm thế nào để xây dựng niềm tin trong các nền tảng của bên thứ ba đã trở thành một vấn đề quan trọng. Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu đã khám phá các yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng của niềm tin vào thanh toán di động từ các quan điểm lý thuyết khác nhau. Một luồng nghiên cứu tập trung vào ấn tƣợng của công chúng để xây dựng lòng tin thƣơng mại, chẳng hạn nhƣ danh tiếng (Oliveira và cộng sự, 2014; Lu và cộng sự, 2017; Gibreel và cộng sự, 2018); một số nghiên cứu khác tập trung vào các tính năng kỹ thuật của nền tảng thanh toán của bên thứ ba (Zhou, 2013; Teo và cộng sự, 2015; Qasim và Abu-Shanab, 2016; Oliveira và cộng sự, 2016; Hillman và Neustaedter, 2017; Gao và Waechter, 2017); một vài nghiên cứu khác tập trung vào các cơ chế, thể chế đƣợc thực hiện trên các nền tảng di động (Oliveira và cộng sự, 2014; Piao và cộng sự, 2016; Fan và cộng sự, 2018).

Hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây tập trung vào một quan điểm lý thuyết. Không có khung lý thuyết nào đƣợc đề xuất để kiểm tra toàn diện các yếu tố ảnh hƣởng chung của các tiền đề về kỹ thuật, thị trƣờng và thể chế đối với khách hàng, niềm tin vào nền tảng thanh toán di động. Hơn nữa, các nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu coi khách hàng là một nhóm mẫu thống nhất và do đó, rất ít trong số họ đƣợc xem xét ảnh hƣởng của các đặc điểm cá nhân trong quá trình xây dựng lòng tin trong thị trƣờng thanh toán di động. Các lý thuyết nhận thức xã hội đã chứng minh rằng nam và nữ có cách cƣ xử khác nhau khi đƣa ra quyết định trong các tình huống khác nhau. Cụ thể, nam giới có định hƣớng kết quả nhiều hơn và tập trung nhiều hơn vào tiện ích và hiệu suất thực tế, trong khi nữ giới có định hƣớng thiên về quy trình và quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề bảo mật và quyền riêng tƣ khi tham gia vào một hoạt động mới. Trong bối cảnh sử dụng công nghệ thông tin, nam và nữ hành xử khác nhau về sự hình thành thái độ và cách sử dụng công nghệ thông tin (Venkatesh và cộng sự, 2012; Zhou và cộng sự, 2014; Lin và cộng sự, 2017). Một số nghiên cứu đã xem xét các vấn đề khác biệt về giới tính trong các hoạt động kinh doanh đƣợc thay đổi bởi Internet hoặc công nghệ di động (Venkatesh và cộng sự, 2012; Zhou và cộng sự, 2014; Lin và cộng sự, 2017). Ví

dụ, Liébana-Cabanillas và cộng sự (2014b) và Liébana-Cabanillas và cộng sự (2018) tích hợp các lý thuyết về TAM, TRA và UTAUT để kiểm tra hiệu ứng điều tiết của giới tính trong bối cảnh áp dụng thanh toán di động vào mạng xã hội. Trong khi một số nghiên cứu trƣớc đây đã biểu thị tầm quan trọng của giới tính trong bối cảnh giao dịch thƣơng mại điện tử và di động (San Martín và Jiménez, 2011; Venkatesh và cộng sự, 2012; Liébana-Cabanillas và cộng sự, 2014b; Liébana-Cabanillas và cộng sự, 2018), bằng chứng thực nghiệm về vai trò điều tiết của giới tính trong quá trình xây dựng lòng tin vẫn còn đáng lo lắng (Murphy và Tocher, 2011; Kolsaker và Payne, 2002).

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN DI ĐỘNG CỦA GEN Y TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w