0
Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN DỊCH VỤ THẺ ATM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 52 -57 )

Hệ số Cronbach’s Alpha: Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,6 trở lên. Hệ số số tương quan giữa các mục hỏi và biến tưởng: các mục hỏi được chấp nhận khi hệ số này phải đạt từ 0,3 trở lên. Cả 7 thang đo đều có giá trị độ tin cậy cao và biến thiên trong khoảng (0.7-0.90), được trình bày trong bảng 4.13 như sau:

Bảng 4.13 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha cho 7 thang đo STT Thang đo Số biến quan sát Hệ số Cronbach’s Alpha

1 Chính sách marketing 5 0,728

2 Độ tin cậy 5 0,740

3 Đội ngũ nhân viên 5 0,787

4 Sự an toàn 5 0,842

5 Lợi ích của thẻ 5 0,847

6 Chuẩn chủ quan 5 0,838

7 Sự lựa chọn 4 0,920

Thang đo “Chính sách marketing” bao gồm 5 biến qua sát được mã hóa

CSM1, CSM2, CSM3, CSM4, CSM5. Cả 5 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng tương đối lớn (>0.3), do đó đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo này là tương đối cao, 0,728 ta thấy biến này tin cậy được. Hệ số Cronbach alpha nếu chúng ta loại bỏ bất kì biến nào đều nhỏ hơn hệ số Cronbach alpha ban đầu khi có mặt đủ 5 biến quan sát. Vì vậy các biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại để tiến hành các phân tích khác và phân tích EFA. Ngoài ra hệ số Cronbach’s alpha quá cao dễ gây ra hiện tượng trùng lặp thang đo tuy nhiên các giá trị nội dung mà thang đo thể hiện đều có sự tách biệt nhất định theo nghiên cứu định tính.

Bảng 4.14 Cronbach’s Alpha của thang đo “Chính sách marketing” Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

CSM1 ,356 ,727 CSM2 ,595 ,637 CSM3 ,534 ,663 CSM4 ,528 ,666 CSM5 ,430 ,704 Cronbach’s alpha = 0,728

Nguồn: Tổng hợp từ hết quả chạy Cronbach's Alpha trên SPSS – phụ lục 5

Do vậy việc loại bỏ biến trong tình huống này là không cần thiết, các biến quan sát đo lường tốt giá trị nội dung cho thang đo, được giữ lại để chạy phân tích EFA.

Thang đo “Độ tin cậy” bao gồm 5 biến qua sát được mã hóa DTC1, DTC2,

DTC3, DTC4, DTC5. Cả 5 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng tương đối lớn (>0.3), do đó đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo này là tương đối cao, 0,740 nên ta thấy biến này tin cậy được. Hệ số Cronbach alpha nếu chúng ta loại bỏ bất kì biến nào đều nhỏ hơn hệ số Cronbach alpha ban đầu khi có mặt đủ 5 biến quan sát. Vì vậy các biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại để tiến hành phân tích EFA. Ngoài ra hệ số Cronbach’s alpha cao dễ gây ra hiện tượng

trùng lặp thang đo tuy nhiên các giá trị nội dung mà thang đo thể hiện đều có sự tách biệt nhất định theo nghiên cứu định tính.

Bảng 4.15 Cronbach’s Alpha của thang đo “Độ tin cậy”

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

DTC1 ,534 ,683 DTC2 ,431 ,724 DTC3 ,629 ,647 DTC4 ,461 ,709 DTC5 ,472 ,706 Cronbach’s alpha = 0,740

Nguồn: Tổng hợp từ hết quả chạy Cronbach's Alpha trên SPSS – phụ lục 5 Thang đo “Đội ngũ nhân viên” bao gồm 5 biến qua sát được mã hóa NV1,

NV2, NV3, NV4, NV5. Cả 5 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng tương đối lớn (>0.3), do đó đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo này là tương đối cao, 0,787 nên ta thấy biến này tin cậy được. Vì vậy các biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại để tiến hành các phân tích khác. Do đó cả 5 biến quan sát đều được giữ lại để chạy phân tích EFA.

Bảng 4.16 Cronbach’s Alpha của thang đo “Đội ngũ nhân viên” Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

NV1 ,470 ,776 NV2 ,660 ,713 NV3 ,555 ,750 NV4 ,631 ,724 NV5 ,504 ,766 Cronbach’s alpha = 0,787

Nguồn: Tổng hợp từ hết quả chạy Cronbach's Alpha trên SPSS – phụ lục 5 Thang đo “Sự an toàn” bao gồm 5 biến qua sát được mã hóa SAT1, SAT2,

SAT3, SAT4, SAT5. Cả 5 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng tương đối lớn (>0.3), do đó đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo này là rất cao, 0,842 nên ta thấy biến này tin cậy được. Hệ số Cronbach alpha nếu chúng ta loại bỏ

bất kì biến nào đều nhỏ hơn hệ số Cronbach alpha ban đầu khi có mặt đủ 5 biến quan sát. Vì vậy các biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại để tiến hành các phân tích khác. Ngoài ra hệ số Cronbach’s alpha quá cao dễ gây ra hiện tượng trùng lặp thang đo tuy nhiên các giá trị nội dung mà thang đo thể hiện đều có sự tách biệt nhất định theo nghiên cứu định tính. Do đó cả 5 biến quan sát đều được giữ lại để chạy phân tích EFA.

Bảng 4.17 Cronbach’s Alpha của thang đo “Đội ngũ nhân viên” Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

SAT1 ,689 ,798 SAT2 ,742 ,785 SAT3 ,543 ,840 SAT4 ,699 ,795 SAT5 ,574 ,829 Cronbach’s alpha = 0,842

Nguồn: Tổng hợp từ hết quả chạy Cronbach's Alpha trên SPSS – phụ lục 5 Thang đo về “Lợi ích” bao gồm 5 biến quan sát LI1, LI2, LI3, LI4, LI5 đều

có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,647, 0,779, 0,693, 0,640, 0,537 (>0.3) đo đó cả 5 biến đều đạt yêu cầu. Hơn nữa khi ta loại đi bất kì biến quan sát nào trong thang đo thì Cronbach’s alpha đều giảm đi đáng kể, thể hiện ở bảng 3.13. Tất cả các biến quan sát đều được xem xét giữ lại để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 4.18 Cronbach’s Alpha của thang đo “Lợi ích sử dụng thẻ” Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

LI1 ,647 ,820 LI2 ,779 ,782 LI3 ,693 ,808 LI4 ,640 ,820 LI5 ,537 ,846 Cronbach’s alpha = 0,847

Thang đo về “Chuẩn chủ quan” bao gồm 5 biến quan sát CCQ1, CCQ2,

CCQ3, CCQ4, CCQ5. Hệ số Cronbach’s Alpha cho nhóm yếu tố này là 0,838 (rất lớn) cho thấy thang đo này tin cậy được. Quy trình được lặp lại tương tự như nhân tố trên, ta xét cột cuối cùng của bảng thống kê tổng, ta thấy lần lượt các giá trị đều nhỏ hơn 0,838 nên không có biến nào bị loại.

Bảng 4.19 Cronbach’s Alpha của thang đo “Chuẩn chủ quan” Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

CCQ1 ,584 ,821 CCQ2 ,629 ,809 CCQ3 ,645 ,805 CCQ4 ,699 ,789 CCQ5 ,648 ,804 Cronbach’s alpha = 0,838

Nguồn: Tổng hợp từ hết quả chạy Cronbach's Alpha trên SPSS – phụ luc 5 Thang đo “Sự lựa chọn” bao gồm 4 biến qua sát được mã hóa SLC1, SLC2,

SLC3, SLC4. Cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng tương đối lớn (>0.3), do đó đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo này là rất rất cao, 0,920 nên ta thấy biến này tin cậy được. Hệ số Cronbach alpha nếu chúng ta loại bỏ bất kì biến nào đều nhỏ hơn hệ số Cronbach alpha ban đầu khi có mặt đủ 4 biến quan sát. Vì vậy các biến quan sát của thang đo này đều được giữ lại để tiến hành các phân tích khác.. Do đó cả 4 biến quan sát đều được giữ lại để chạy phân tích EFA.

Bảng 4.20 Cronbach’s Alpha của thang đo “Sự lựa chọn”

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến

SLC1 ,816 ,896

SLC2 ,852 ,882

SLC3 ,771 ,912

SLC4 ,824 ,893

Cronbach’s alpha = 0,920

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN DỊCH VỤ THẺ ATM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 52 -57 )

×