Vai trò TTQT

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 25)

8. Cấu trúc của luận văn

1.1.3. Vai trò TTQT

1.1.3.1. Đối với nền kinh tế

Theo Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải (2016) thì TTQT có vai trò đối với nền kinh tế như:

- Hoạt động TTQT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Về mặt quản lý của Nhà nước TTQT giúp tập trung và quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương. Thực hiện tốt hoạt động TTQT giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, thanh toán quốc tế còn giúp chính phủ các nước tập trung quản lý nguồn ngoại tệ hiệu quả.

Tóm lại: Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được thể hiện trên những mặt sau:

- Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế như một tổng thể. - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp - Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như dịch vụ hợp tác quốc tế - Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính

- Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.

TTQT còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK phát triển mở rộng quy mô và mở rộng quan hệ giao dịch với các

nước góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Trần Hoàng Ngân và cộng sự, 2010).

1.1.3.2. Đối với ngân hàng

Trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất khẩu (viết tắt là NXK) và nhà nhập khẩu (viết tắt là NNK) cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán. Vai trò trung gian của ngân hàng trong hoạt động TTQT:

+ Thanh toán theo yêu cầu của khách.

+ Bảo vệ quyền lợi của khách trong giao dịch thanh toán.

+ Tư vấn, hướng dẫn khách các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng trong giao dịch với nước ngoài.

+ Tài trợ vốn cho hoạt động xuất khẩu của khách hàng một cách chủ động.

Hoạt động TTQT là hoạt động sinh lời của ngân hàng; Ngày nay, TTQT là một dịch vụ rất quan trọng của ngân hàng nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. TTQT là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn ngoại tệ… Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, ngân hàng thu được một khoản phí để bù đắp các chi phí và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết.

Tóm lại, trong dây truyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: TTQT, tài trợ XNK, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương… Thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh XNK.

1.1.3.3. Đối với khách hàng

TTQT phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ XNK của doanh nghiệp. Điều quan trọng khi ký kết hợp đồng mua bán, lựa chọn phương thức thanh toán là việc trả lời hai câu hỏi:

Thứ nhất, làm thế nào để NXK kiểm soát được hàng hóa cho đến khi thanh toán?

Thứ hai, làm thế nào để NNK kiểm soát được tiền của mình cho đến khi nhận được hàng hóa?

Giải pháp đối với với NXK là, họ sẽ kiểm soát hàng hóa thông qua việc kiểm soát chứng từ vận tải bằng việc sử dụng các phương thức thanh toán của các ngân hàng.

Giải pháp đối với NNK là, họ sẽ kiểm soát tiền thông qua việc định đoạt chứng từ vận tải bằng việc sử dụng các phương thức thanh toán của các ngân hàng.

Tóm lại, NXK và NNK đều kiểm soát hàng hóa và tiền thông qua chứng từ vận tải bằng dịch vụ của ngân hàng. Từ đó cho thấy, TTQT trong ngoại thương là không thể thiếu, là cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu với trung gian thanh toán là các NHTM.

1.2. Phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu1.2.1. Phƣơng thức tín dụng chứng từ 1.2.1. Phƣơng thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ (viết tắt là TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư tín dụng – letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.

- Các bên tham gia trong nghiệp vụ TDCT:

+ Người xin mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C, và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này. Người xin mở L/C có thể là người mua (buyer), nhà NK (importer), người mở L/C (opener), người trả tiền (accountee).

+ Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu chấp nhận thanh toán.Người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer).

+ Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán.

+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà XK.

+ Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Thông thường ngân hàng

Hợp đồng mua bán Người xuất khẩu

(1) Người nhập khẩu

(2) (7) (4) (5)

Ngân hàng thông

báo/thanh toan L/C (3) Ngân hàng phát hành L/C (6)

xác nhận là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp ngân hàng thông báo được đề nghị là ngân hàng xác nhận L/C.

+ Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định trong L/C thì:

Thanh toán (pay) cho người thụ hưởng; Chấp nhận (accept) hối phiếu kỳ hạn; Chiết khấu (negotiate) bộ chứng từ;

Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ của NXK gửi đến.

Khi việc chi trả được tiến hành theo phương thức uỷ thác thu, có thể mô tả khái quát như sau:

Hình 2.1: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ

Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, NNK chủ động viết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH phát hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho NXK.

Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của NNK, ngân hàng phục vụ NNK sau khi đã đồng ý, và NNK đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với

một số tiền nhất định để trả tiền cho NXK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho ngân hàng phục vụ NXK (ngân hàng thông báo)

Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo phải xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho NXK.

Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, NXK sẽ tiến hành giao hàng cho NNK.

Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, NXK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho ngân hàng thông báo ngân hàng thanh toán để xin thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng thông báo thanh toán nhận được bộ chứng từ NXK phải kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.

Bước 7: Ngân hàng thông báo L/C chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C và yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho bộ chứng từ đó.

Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì ngân hàng phát hành trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên NNK để chuyển trả cho ngân hàng thông báo thanh toán L/C.

Bước 9: Ngân hàng nhập khẩu thông báo việc trả tiền đối với L/C cho NNK, đồng thời ngân hàng chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho NNK để người đó có căn cứ đi nhận hàng.

1.2.3. Phƣơng thức nhờ thu

Theo Trầm Thị Xuân Hương (2010), phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có). Nhờ thu là một sự thỏa thuận giữa người mua và người bán mà sau khi giao hàng lên tàu, hối phiếu được người bán

kí phát cho người mua. Còn chứng từ hàng hóa thì được gửi đến người mua hoặc đến ngân hàng phục vụ bên bán với chỉ thị rõ ràng về việc nhờ thu và được chuyển đến ngân hàng đại lý ở nước ngoài để có thể nhận được sự thanh toán từ phía người mua. Trên cơ sở thư yêu cầu thanh toán do người bán lập ủy thác nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Ngân hàng thực hiện đúng theo như chỉ thị nhận được, hối phiếu và bộ chứng từ được gửi ra ngân hàng nước ngoài để chuyển giao cho người mua theo những điều khoản và điều kiện được ghi rõ trong chỉ thị nhờ thu (do ngân hàng bên bán lập gửi ngân hàng nước người mua) nhằm đạt được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu từ phía ngân hàng người mua.

Như vậy, có thể hiểu nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu thì lập chỉ thị nhờ thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ (chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại) do nhà xuất khẩu ký phát.

* Các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu:

- Người ủy nhiệm (Principal): là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi. - Ngân hàng chuyển chứng từ (Remiting bank): là ngân hàng được người ủy

nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.

- Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu.

- Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình.

- Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu.

- Nhờ thu trơn (Clean collection)

- Nhờ thu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ) là việc thực hiện nhờ thu cho các chứng từ tài chính như: hối phiếu, séc hoặc các công cụ nợ khác mà không có các chứng từ thương mại đi kèm.

* Quy trình thanh toán nhờ thu trơn:

1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng và chuyển thẳng bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu để nhận hàng.

2. Người xuất khẩu lập hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu

3. Căn cứ vào yêu cầu của người ủy nhiệm, ngân hàng nhận ủy thác chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ.

4. Ngân hàng xuất trình thông báo cho người nhập khẩu để yêu cầu người nhập khẩu trả tiền. Nếu đồng ý thì người nhập khẩu trả tiền (nếu trả tiền ngay), hoặc chấp nhận trả tiền (nếu trả chậm)

5. Ngân hàng xuất trình chuyển tiền thu được cho ngân hàng chuyển chứng từ. 6. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán kết quả nhờ thu cho người xuất

khẩu.

Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro đối với người ủy thác, không đảm bảo quyền lợi của bên bán, do việc nhận hàng và thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Do đó, nhờ thu trơn là phương thức thanh toán không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán nhờ thu trơn thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ ràng buộc với

nhau (công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh…), hoặc thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như cước phí vận tải, bảo hiểm - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Nhờ thu kèm chứng từ là

việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo các chứng từ tài chính.

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hóa. Theo phương thức này, ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.

Nhờ thu kèm chứng từ chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu và được chia thành hai loại: nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P)

- Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A): Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người trả tiền (người nhập khẩu) chỉ cần chấp nhận trả tiền hối phiếu sẽ được ngân hàng trao cho bộ chứng từ nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán, người nhập khẩu có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu. Đây chính là hình thức thanh toán trả chậm, trong đó người nhập khẩu được người

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 25)