8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Nội dung tiêu chí mở rộng hoạt động dịch vụ TTQT
- Mở rộng về quy mô TTQT: mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ TTQT thể hiện qua việc tăng trưởng doanh số dịch vụ TTQT, doanh thu từ hoạt động TTQT mang lại, tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng TTQT.
- Đa dạng các sản phẩm dịch vụ TTQT: ngân hàng cung ứng thêm các phương thức thanh toán mới, loại dịch vụ mới, đồng thời các ngân hàng không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Số lượng sản phẩm dịch vụ TTQT của ngân hàng cung cấp sẽ phản ánh việc mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT: chất lượng dịch vụ là vũ khí quan trọng mang tính cạnh tranh của các NHTM. Qua đó, các ngân hàng chú trọng, nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp toàn diện, từ cung cách, thái độ phục, trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên, công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thì uy tín thương hiệu sẽ được tin dùng.
- Gia tăng thu nhập từ dịch vụ TTQT: nguồn thu nhập này phản ánh từ nhân tố trực tiếp bằng việc tăng trưởng thu nhập và nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập là mức phí dịch vụ TTQT.
- Kiểm soát rủi ro: hoạt động TTQT có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ khác nên việc mở rộng dịch vụ TTQT sẽ làm gia tăng nguy cơ rủi ro của hoạt động này. Vì vậy, các NHTM cần phải nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro, tuân thủ nghiêm các quy trình, quy định và thông lệ quốc tế.
Như vậy, theo quan điểm và nội dung mở rộng hoạt động dịch vụ TTQT trên cho thấy tầm quan trọng về việc mở rộng hoạt động TTQT trong việc duy trì và phát triển nhằm tăng doanh thu từ dịch vụ cũng như định vị thương hiệu của NHTM. Đây cũng là một trong số các nội dung chính yếu không nằm ngoài định hướng chiến lược phát triển của BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo.