8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Sự cần thiết của việc mở rộng hoạt độngTTQT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, việc mở rộng hoạt động TTQT là rất cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của các NHTM đặc biệt là hoạt động TTQT hiện nay, bởi lẽ:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Đem lại cho các cá nhân, tổ chức, doanh nhiệp các tổ chức tài chính đặc biệt là các NHTM trong và ngoài nước nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng không ít những khó khăn thách thức. Các cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực hoạt động tạo điều kiện cho các hoạt động giao dịch qua các ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện phát triển dịch vụ tại các NHTM.
Thứ hai, giúp tăng doanh thu từ thu phí dịch vụ; Các NHTM trong và ngoài nước đang hướng đến gia tăng tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ cao hơn là từ hoạt động tín dụng. Xu hướng phát triển dịch vụ thanh toán và dịch vụ TTQT là một trong những biện pháp nâng cao tỷ trọng doanh thu từ thu phí dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả của các NHTM hiện nay vì nhu cầu giao thương mua bán hàng hóa, dịch vụ xuyên quốc gia ngày càng đa dạng làm phát sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của các khách hàng càng tăng.
Thứ ba, nâng cao uy tín, thương hiệu của các NHTM; Khi các NHTM càng chú trọng đến mở rộng hoạt động TTQT thì các NHTM càng nỗ lực trong việc đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá sản phẩm, mở rộng mối quan hệ hợp tác đại lý với các ngân hàng trên thế giới và tăng cường công tác quản lý. Qua đó, chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ được nâng cao và sẽ thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT nhiều hơn, thông qua đó uy tín, thương hiệu của các NHTM sẽ được định vị ở tầm cao hơn. Và chính uy tín, thương hiệu là cơ sở thuận lợi cho các NHTM mở rộng hoạt động TTQT an toàn, bền vững, hạn chế rủi ro, lựa chọn được các đối tác uy tín năng lực cao, có chính sách giá phí ưu đãi, thời gian giao dịch nhanh, hỗ trợ ngược lại trong việc mở rộng hoạt động TTQT thu hút khách hàng giao dịch TTQT ngày càng tăng.