Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Về năng lực tài chính, năng lực tài chính của chi nhánh yếu, các hoạt động của chi nhánh phụ thuộc vào nguồn vốn huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, phát hành giấy tờ có giá, vốn vay,… Tổng tài sản và nguồn vốn tự có phụ thuộc vào Hội sở BIDV vì chi nhánh không phải là đơn vị hạch toán độc lập. Khả năng gia tăng nguồn vốn, chủ động vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn, trong khi vốn là yếu tố quyết định để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro, giúp chi nhánh có điều kiện thu hút thêm vốn, phát triển nhân lực, đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, tiếp thu kinh nghiệm quản trị theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Sản phẩm đa dạng, chưa có sự bứt phá đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Sản phẩm thanh toán chưa tạo được nét đặc trưng, chưa phát triển sản phẩm nghiệp vụ phát sinh tài trợ thương mại thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, các ngân hàng đại lý nước ngoài, chưa tạo được tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác và điều này xuất phát từ năng lực tài chính hạn chế.

- Về nguồn nhân lực, còn nhiều hạn chế so với yêu cầu hội nhập quốc tế: Thách thức lớn của chi nhánh không chỉ là vốn, công nghệ, mà chính là nguồn nhân lực. Kiến thức của cán bộ nhân viên TTQT về luật quốc tế hiện tại còn hạn chế, công tác đào tạo và đào tạo nâng cao chưa được quan tâm đúng mức, chính sách đãi ngộ chưa thu hút được nhân tài. Đây chính là các tác nhân chính gây ra rủi ro trong các phương thức TTQT.

- Hoạt động tiếp thị sản phẩm, còn hạn chế chưa có chính sách cụ thể và trong thời gian qua số lượng khách hàng giao dịch TTQT tại chi nhánh còn thấp so với tiềm năng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, hạn chế về chính sách ưu đãi giảm phí, đòi tiền nhanh và các chính sách khác để thu hút khách hàng XNK. Chính vì thế, khi tiếp thị sản phẩm gặp khó khăn trong việc không đưa ra được tính cạnh tranh so với các đối thủ.

- Cơ chế phòng ngừa rủi ro, quy trình đánh giá thẩm định phương án kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng chưa chặt chẽ, chưa cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế và thông tin phòng ngừa rủi ro, đồng thời chưa thành lập ban kiểm tra nội bộ để kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả trình bày tổng quan về ngân hàng BIDV chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo và phân tích thực trạng hoạt động TTQT của ngân hàng giai đoạn 2017-2029, đánh giá nhu cầu và khả năng đáp ứng của ngân hàng, đánh giá nhận xét những thuận lợi và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc mở rộng hoạt động TTQT. Từ đó, làm cơ sở đề xuất một số các biện pháp mở rộng hoạt động TTQT tại BIDV chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo trong thời gian tới. Việc định hướng và đưa ra biện pháp cũng như kiến nghị sẽ được trình bày ở chương 3 tiếp theo.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI BIDV CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 91 - 94)