Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ TTQT ở trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6. Kinh nghiệm mở rộng dịch vụ TTQT ở trong và ngoài nƣớc

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng nƣớc ngoài * Ngân hàng CitiBank: Citibank được thành lập năm 1812 tại Mỹ, hiện nay có

khoảng trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trú đóng trên 100 nước. Citibank hiện là một phần của tập đoàn Citigroup cũ, là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất cung cấp việc làm cho khoảng trên 160.000 lao động trên toàn thế giới, và là hãng phát hành thẻ tín dụng ngân hàng lớn nhất thế giới. Citibank là ngân hàng của Mỹ đầu tiên hoạt động tại Châu Á vào năm 1902 và đến nay ngân hàng này đã trải rộng khắp khu vực Châu Á với hơn 200 chi nhánh tại 21 nước. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ nói chung và dịch vụ TTQT nói riêng của ngân hàng Citibank trú trọng một số yếu tố cơ bản sau:

- Nguồn nhân lực: Cán bộ nhân viên của Citibank được tuyển dụng từ nhiều lĩnh vực khác nhau, chế độ đãi ngộ của Citibank là hấp dẫn nên ngan hàng thu hút được nhiều nhân tài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực luôn được Citibank coi trọng và đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển. - Phát triển mạng lưới: Citibank có khoảng trên 3.400 chi nhánh và trụ sở trên 100

Citibank luôn xem trọng thị trường bán lẻ. Khả năng tận dụng mạng lưới rộng khắp toàn cầu và những chuyên môn quốc tế của Citibank là một cơ sở nền tảng vững chắc cho sự thành công. Thông qua mạng lưới rộng khắp này, Citibank cung cấp dịch vụ TTQT nhanh chóng và đa dạng cho khách hàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Chiến lược mục tiêu đa dạng sản phẩm dịch vụ hội đủ tính sáng tạo và thu hút được đông đảo khách hàng làm cho Citi trở thành một trong những ngân hàng nước ngoài hoạt động tại các nước trên thế giới thành công. Cách tiếp cận của Citibank với hình thức kinh doanh ngân hàng đơn lẻ và luôn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Citibank cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho cả khách hàng riêng lẻ và các định chế tài chính.

* Ngân hàng HSBC: HSBC được thành lập từ năm 1865, có trụ sở chính ở Lon don (Anh), HSBC là một tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới, có các chi nhánh tại châu Âu, châu Á thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi và trụ sở chính tại Luân Đôn, ước tính đến năm 2008 HSBC có khoảng trên 10.000 văn phòng ở 83 quốc gia, phục vụ trên 128 triệu khách hàng trong đó có đến hơn 46 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Giá trị tài sản của tập đoàn tính đến hết năm 2008 là 2.345 tỷ đô la Mỹ. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTQT của HSBC thể hiện qua một số yếu tố sau: - Nguồn nhân lực chất lượng cao: HSBC có một nguồn nhân lực là người bản địa

dồi dào và có trình độ cao. Các chế độ ưu đãi cũng như các chương trình tuyển chọn nhân sự tốt giúp cho HSBC thu hút được nhiều nhân tài. Qua đó, có được nhiều nhân sự xuất sắc nên công tác quản lý điều hành của HSBC luôn ổn định. bên cạnh đó HSBC có chế độ đào tạo nghiệp vụ giúp cho chất lượng phục vụ khách hàng cao.

- Phát triển mạng lưới: HSBC là một ngân hàng có nhiều chi nhánh nhất trên thế giới. Mạng lưới của HSBC rộng khắp luôn mang đến cho khách hàng những tiện ích tích cực. Vào năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP.HCM). Năm 1995, chi nhánh TP.HCM được cấp phép hoạt động

và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và thành lập văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005. Năm 2008 HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được NHNN chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. HSBC đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên chính thức đưa ngân hàng con vào hoạt động tại thị trường Việt Nam và đang trên đà phát triển.

- Phát triển sản phẩm dịch vụ: HSBC có bề dày hoạt động tại thị trường Việt Nam với khoảng trên 130 năm., HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cá nhân lẫn doanh nghiệp. Ngân hàng luôn tiên phong trong việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới. Với những sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu tiện lợi, ngân hàng này đã thu hút được rất nhiều khách hàng giao dịch TTQT.

- Liên doanh liên kết với ngân hàng trong nước: HSBC tận dụng lợi thế thương hiệu mạnh của mình để liên kết với các ngân hàng bản địa về kênh phân phối. Năm 2005 tại Việt Nam HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ ba tại Việt Nam xét về vốn. Năm 2007 HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank trở thành ngân hàng nuớc ngoài đầu tiên tại Việt Nam nắm giữ 15% cổ phần tại một Ngân hàng trong nước. Năm 2007 HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt.

- Chất lượng dịch vụ: HSBC có dịch vụ TTQT được xem là tốt nhất hiện nay trong các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và HSBC luôn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Các giao dịch TTQT của HSBC được thực hiện chính xác, nhanh chóng tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng.

- Chính sách khách hàng: HSBC có chính sách ưu đãi cho các khách hàng hiện hữu, thường xuyên và lâu dài. Ngoài ra còn có các chính sách hấp dẫn đẻ thu hút khách hàng tiềm năng. Cách thức tiếp cận khách hàng của HSBC rất chu

đáo bằng cách tìm hiểu đầy đủ thông tin khách hàng trước khi tiếp thị và đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho họ.

1.6.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTQT của ngân hàng Việt Nam

* Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam: (viết tắt là Vietcombank) được thành lập năm 01/04/1963, có trụ sở tại 198 Trần Quang khải, Hoàn kiếm Hà Nội. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thương hiệu và uy tín Vietcombank được minh chứng qua những dịch vụ, tiện ích mà ngân hàng này cung ứng cho khách hàng. Vietcombank đã có những thay đổi cốt lõi như liên tục cho ra mắt và tăng cường các dịch vụ có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại thay vì các dịch vụ có thu nhập từ lãi của một ngân hàng truyền thống. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung (trích theo Nguyễn Thị Hồng Yến và Nguyễn Chí Dũng, tạp chí Tài chính, 3/2017) với một số yếu tố sẽ được thể hiện ở phần ngân hàng tiếp theo vì các yếu tố là như nhau và cùng trích dẫn.

* Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam: (viết tắt là VietinBank) được thành lập năm 26/03/1988, có trụ sở tại số 108 phố Trần Hưng Đạo, Phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. VietinBank đã khẳng định vị trí là NHTM hàng đầu, nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của thị trường tiền tệ Việt Nam, NHTM Nhà nước đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài IFC. Hiện nay, VietinBank đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản có thị phần hoạt động trong nước chiếm khoảng 15% và là một NHTM có chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (sau Agribank) trải rộng toàn quốc với 157 sở giao dịch, chi nhánh và trên 1.000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung (trích theo Nguyễn Thị Hồng Yến và Nguyễn Chí Dũng)

- Xây dựng thương hiệu ngân hàng là mấu chốt để thu hút khách hàng. - Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng.

- Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

- Chú trọng phát triển công nghệ, bởi công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ TTQT nói riêng

- Đa dạng danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại.

- Tập trung khai thác và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân.

- Nghiên cứu, xếp hạng khách hàng để cung ứng sản phẩm dịch vụ phù hợp.

Tóm lại: Với những thành tựu mà VietinBank và Vietcombank đạt được trong hoạt động kinh doanh là nhờ vào sự định hướng đúng đắn của Ban lãnh đạo qua các thời kỳ về chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng ngay từ các năm đầu nền kinh tế mở cửa.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm

Qua tìm hiểu kinh nghiệm mở rộng phát triển dịch vụ TTQT thành công của một số ngân hàng trong và ngoài nước, từ đó đúc rút kinh nghiệm để tham khảo cho nghiên cứu về mở rộng hoạt động TTQT với một số yếu tố cơ bản sau: - Phát triển sản phẩm dịch vụ: Cần phải phát triển các sản phẩm TTQT truyền

thống phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và tập quán thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế. - Nguồn nhân lực: Cần tận dụng nguồn nhân lực từ các trường đại học trong cả

nước, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại ngân hàng từ đó đánh giá năng lực và tiến hành tuyển dụng. Bên cạnh đó, cần có những chính sách và Phúc lợi ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Chất lượng dịch vụ: Cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ nói chung và hoạt động TTQT nói riêng nhằm nâng cao uy tín thương hiệu ngân hàng và gia tăng sức cạnh tranh.

- Chính sách thu hút khách hàng: Cần tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi và xây dựng các chính sách khách hàng hợp lý.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về mở rộng hoạt động TTQT làm cơ sở nền tảng cho đề tài nghiên cứu này. Trong đó, khái quát về khái niệm, đặc điểm, vai trò của TTQT và sự cần thiết của việc mở rộng hoạt động TTQT cũng như các chỉ tiêu đánh giá trực tiếp và gián tiếp trong việc mở rộng hoạt động TTQT đối với NHTM. Nghiên cứu cũng đã tìm hiểu các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM. Đồng thời, tìm hiều kinh nghiệm của các ngân hàng trong và ngoài nước và rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, những nhân tố vĩ mô và nhân tố nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động TTQT quan trọng, sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng nhằm chỉ ra những mặt thành công, những mặt hạn chế tồn tại được trình bày ở chương 2 tiếp theo.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO 2.1. Tổng quan về BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo

2.1.1. Giới thiệu khái quát BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO.

Tên giao dịch quốc tế: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM BRANCH VUNG TAU CON DAO.

Tên gọi tắt: BIDV CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO

Địa chỉ: 315 Thống Nhất, Phường 8, Thành Phố Vũng Tàu, Tỉnh BRVT.

Điện thoại: 0254.3834.666

Ngày hoạt động: 13/05/2015

Đại diện pháp luật: Ông LÊ MẠNH HÙNG

Chức vụ: Giám Đốc

Hoạt động chính: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ tài chính và phi tài chính, đầu tư,….

Hình 1. Logo của BIDV Hình 2. BIDV Chi Nhánh Vũng Tàu Côn Đảo

- Ngày 23/05/2015, Ngân hàng Phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long Tỉnh BRVT (MHB Tỉnh BRVT) chính thức sáp nhập Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập tên Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Côn Đảo (BIDV Chi nhánh Côn Đảo) , Địa chỉ tại: 234 Lê Hồng Phong, Phường 4, Thành Phố Vũng Tàu, Tỉnh BRVT. Tại thời điểm này Chi nhánh có 2 Phòng giao dịch: PGD Chí Linh và PGD Rạch Dừa.

- Ngày 05/01/2016, Chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo.

- Ngày 25/07/2016 dời Trụ sở về địa chỉ 315 Thống Nhất, Phường 8, Thành phố Vũng Tàu, BRVT.

- Ngày 15/10/2018, BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo bàn giao PGD Chí Linh về BIDV Chi nhánh Bà Rịa, tiếp nhận 2 PGD Thắng Nhất và 30/4.

- Tính đến nay, Chi nhánh có 3 PGD: Rạch Dừa, Thắng Nhất và 30/4.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo

Ngân hàng BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo hiện nay là một trong 4 Chi nhánh BIDV có uy tín cao và phát triển mạnh trên địa bàn Tỉnh BRVT, dù có những bước phát triển vượt bậc theo từng năm nhưng Chi nhánh VTCĐ có thâm niên ngắn hạn so với các Chi nhánh cùng Tỉnh, cho nên cơ cấu tổ chức và nhân lực của Chi nhánh có phần hẹp hơn so với các Chi nhánh khác. Cơ cấu tổ chức và chức năng từng bộ phận của Chi nhánh VTCĐ thể hiện như sau:

Sơ đồ tổ chức:

Hiện nay, Chi nhánh đã quy tụ và đào tạo được đội ngũ 70 cán bộ nhân viên với độ tuổi trung bình 24 tuổi. Với những cán bộ chủ chốt lâu năm đầy kinh nghiệm, ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để kế cận và tiếp cận với những đổi mới hoàn thành công việc trong tương lai, đảm nhận nhiệm vụ tại 9 phòng ban bao gồm: Ban Giám Đốc, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phòng Khách hàng Cá nhân, Phòng Giao dịch khách hàng, Quản lý rủi ro, Quản trị tín dụng, Quản lý nội bộ và 3 Phòng Giao Dịch.

Phòng GD RD Phòng QLNB Phòng GDTN Phòng GD 30/4 Phòng GDKH Phòng QTTD Phòng QLRR Phòng KHCN Phòng KHDN Phó GIÁM ĐỐC Phó GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Nguồn: Ph ng Quản lý nội bộ I V Chi nhánh V ng Tàu Côn Đảo, 2020

Chức năng của các phòng ban:

* Ban giám đốc:

Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Ban giám đốc chức năng điều hành sự hoạt động của Chi nhánh. Ban giám đốc là nơi xét duyệt cuối cùng mọi vấn đề tại Chi nhánh, là đại diên cho Chi nhánh đề xuất các ý kiến với trụ sở chính. Ban giám đốc có quyền khen thưởng đối với mọi cá nhân xuất sắc và kỷ luật đối với cá nhân mắc khuyết điểm.

* Phòng khách hàng (Bao gồm KHCN và KHDN)

Thực hiện tất cả nghiệp vụ tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động và làm nhiệm vụ giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn TBRVT.

* Phòng Giao dịch khách hàng

Có chức năng quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, tổ chức lưu chuyển và bảo quản các chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước. Phân tích tình hình tài vụ, xây dưng kế hoạch tài chính hàng năm và tham mưu cho Giám đốc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình xây dưng cơ bản, mua sắm…

* Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ:

- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.

- Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU CÔN ĐẢO LUẬN VĂN THẠC SỸ (Trang 44)